Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Quay lại công ty cũ - Nên hay không?

Bạn nhận được lời mời làm việc từ công ty cũ hay muốn quay trở lại công ty cũ sau một khoảng thời gian nhảy việc? Trong trường hợp này bạn nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không và bí quyết giúp bạn quay lại công ty cũ. 

Những lý do nên và không nên quay lại công ty cũ làm việc

Lý do bạn nên quay lại công ty cũ làm việc

Dưới đây là một số lý do bạn nên quyết định quay lại công ty cũ:

Điều kiện làm việc tốt: Nếu sau một thời gian trải nghiệm nhiều môi trường làm việc khác nhau, bạn cảm thấy rằng công ty cũ là nơi có điều kiện làm việc tốt nhất với môi trường thân thiện, hòa đồng cùng chính sách phúc lợi tốt thì quả thực bạn nên quay trở lại công ty cũ làm việc. 

Cơ hội phát triển: Bạn nên xem xét quay trở lại nếu công ty cũ đưa ra kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững và có cơ hội thăng tiến rõ ràng.

Sự ổn định: Trong trường hợp quay lại công ty cũ giúp cho công việc của bạn ổn định hơn, đặc biệt trong thời điểm khó khăn như hiện nay khiến nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự, quay lại công ty cũ là sự lựa chọn đúng đắn.

Kiến thức và kinh nghiệm: Sau khoảng thời gian trải nghiệm vị trí công việc tại những công ty khác, bạn tích lũy thêm cho mình kiến thức và kinh nghiệm quý giá giúp ích cho công việc ở công ty cũ, bạn có thể lựa chọn quay lại.

Mối quan hệ tốt: Nếu bạn có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và quản lý; có những người đồng nghiệp thân thiện; có một người sếp, một người quản lý có tâm, có tầm, hãy cân nhắc quay trở lại. 

Lý do bạn không nên quay lại công ty cũ làm việc

Bên cạnh những lý do bạn nên quay lại công ty cũ làm việc thì cũng tồn đọng rất nhiều rủi ro khiến bạn không nên quay lại:

Lý do ban đầu bạn ra đi: Nếu lý do ban đầu bạn ra đi là vì những yếu tố như không hài lòng với đồng nghiệp, môi trường làm việc hay cấp trên, việc quay lại cũng sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Không những vậy, điều này còn có thể dẫn đến những phiền toái, khó chịu trong tương lai.

Không có cơ hội phát triển: Bạn không nên quay lại nếu công ty cũ không cung cấp cho bạn lộ trình thăng tiến hoặc cơ hội phát triển rõ ràng. Khi này, việc quay lại chỉ khiến sự nghiệp của bạn bị thụ động mà thôi.

Không có cơ hội học hỏi: Nếu bạn mong muốn được mở rộng kiến thức và kinh nghiệm của mình trong những lĩnh vực mới mà công ty cũ lại không thể đáp ứng điều này, có lẽ quay lại không phải sự lựa chọn sáng suốt.

Mối quan hệ không tốt: Nếu bạn có tranh chấp, xung đột hay khác biệt quá nhiều về cách suy nghĩ và cư xử với các đồng nghiệp hay cấp trên tại công ty cũ, việc quay lại có thể chỉ càng làm cho bạn thêm mệt mỏi.

Dậm chân tại chỗ: Bạn sẽ cảm thấy chán nản và không có hứng thú làm việc nếu công ty cũ chỉ toàn thực hiện những phương pháp cũ mà không có sự đổi mới.

Không có chung mục tiêu: Việc quay lại công ty cũ có thể dẫn đến sự mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của bạn với công ty trong trường hợp hai bên không có chung mục tiêu hoặc định hướng.

Những câu hỏi giúp bạn giải đáp liệu có nên quay lại công ty cũ làm việc hay không

  • Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?
  • Nguyên nhân trực tiếp khiến bạn quyết định nghỉ việc ở công ty cũ là gì? 
  • Công việc ở công ty cũ có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp mà bạn định hướng không? 
  • Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến bạn không và mức độ ảnh hưởng như thế nào?
  • Tại sao bạn muốn quay lại công ty cũ làm việc?
  • Bạn có đang gặp khó khăn khi tìm việc làm không?
  • Bạn cần tiền để chi trả cuộc sống hàng ngày và công việc mới không thể đáp ứng? 
  • Bạn tin rằng công ty cũ có nhiều điểm cải tiến và hiện tại phù hợp hơn với định hướng tương lai của bạn? 
  • Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp cũ có tốt không?

Nếu bạn có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên, bạn có thể sử dụng đó như một lợi thế để quay lại. Ngược lại, nếu mối quan hệ của bạn với mọi người hay một vài người không được tốt đẹp, bạn nên cân nhắc đến việc quay trở lại. 

  • Tại sao bạn muốn nghỉ việc ở công ty mới?
  • Bạn cảm thấy “sốc” văn hóa, không phù hợp với môi trường làm việc?
  • Bạn cảm thấy công việc hiện tại có quá nhiều áp lực và năng lực của bạn không thể đáp ứng?
  • Đồng nghiệp ở công ty mới không thân thiện, xảy ra tình trạng chia bè kết phái hay ma cũ bắt nạt ma mới?
  • Chính sách phát triển của công ty cũ tốt hơn công ty mới?

Dù ở bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng cần dành cho bản thân một khoảng thời gian để thử thách, trải nghiệm. Ở đâu cũng sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Chờ đến khi hiểu rõ những vấn đề bản thân đang gặp phải thì việc đưa ra quyết định nghỉ việc hay không vẫn chưa muộn.

Ngược lại, nếu bạn quá bồng bột trong việc đưa ra quyết định thì bạn sẽ chỉ nhận được lời đánh giá “đứng núi này, trông núi nọ”.

Bí quyết giúp bạn xin quay lại công ty cũ làm việc

Xem xét lý do bạn muốn trở lại công ty cũ

Bạn cần phải xác định kỹ lưỡng và rõ ràng lý do bạn muốn trở lại là gì để đảm bảo rằng quyết định của bạn là đúng đắn và có lợi cho bạn trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc những yếu tố như tình cảm với công ty, môi trường làm việc, mối quan hệ với các đồng nghiệp… để chắc chắn rằng quyết định của bạn sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

Liên hệ với người quản lý cũ

Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng và đưa ra quyết định, việc tiếp theo bạn cần làm là liên hệ với người quản lý trước đây. Người quản lý sẽ giúp bạn tìm hiểu về vị trí công việc hiện tại như thế nào, có thay đổi gì so với lúc bạn đi hay không. 

Thể hiện những gì bạn đã học được từ khi rời đi

Đây là cách thể hiện sự trưởng thành và phát triển của bạn ở vị trí công việc đó, giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn và ghi nhận sự tiến bộ của bạn trong công việc. 

Thể hiện sự tích cực, chuyên nghiệp

Dù lý do trước đây bạn nghỉ việc là gì thì khi quay lại hãy luôn giữ cho mình thái độ tích cực và tác phong chuyên nghiệp. Bởi đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tại môi trường làm việc. Điều này giúp bạn nhận được cái nhìn tốt hơn từ mọi người, đồng thời tạo sự tin cậy với đồng nghiệp cũ hoặc quản lý cũ. 

Chia sẻ rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp

Hãy thẳng thắn chia sẻ mục tiêu nghề nghiệp và những hoạch định mà bạn đã đề ra cho tương lai. Điều này giúp cho quản lý hoặc nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự nghiêm túc với việc quay trở lại. 

Chấp nhận cái nhìn tiêu cực từ quản lý hoặc đồng nghiệp cũ

Một số trường hợp, quản lý hoặc đồng nghiệp cũ sẽ cảm thấy bất mãn về quyết định của bạn. Con người là vậy mà. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. 

Do vậy hãy coi đó là điều bình thường, cố gắng thấu hiểu và thảo luận để giải quyết bất đồng. Nếu cần thiết, bạn có thể ngó lơ những ý nghĩ tiêu cực đó đi, đừng để ảnh hưởng đến suy nghĩ và quá trình làm việc của bản thân.

Thể hiện cam kết của bạn

Khi quay lại công ty cũ làm việc, hãy thể hiện cam kết của bạn với công việc. Bởi bạn đã bỏ đi một lần không có nghĩa bạn sẽ không bỏ đi lần thứ hai. 

Vì vậy, thể hiện cam kết sẽ giúp bạn tạo lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với cả đồng nghiệp và quản lý hay sếp cũ; chứng minh được rằng bạn là một người có trách nhiệm, nỗ lực và luôn đặt công việc lên hàng đầu.
 

Tin Mới Nhất

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

29-11-2024

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

28-11-2024

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

27-11-2024

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

22-11-2024

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

21-11-2024

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

21-11-2024

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ