[SDG 7] Năng lượng sạch với giá thành hợp lý - Mục tiêu Phát triển Bền vững số 7
Một trong những giải pháp chống biến đổi khí hậu là sử dụng các nguồn năng lượng bền vững. Sự phụ thuộc hiện tại của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch là không bền vững và gây hại cho hành tinh, đó là lý do tại sao chúng ta phải thay đổi cách sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Ngoài môi trường, việc tiếp cận năng lượng cũng tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại, từ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đến tăng trưởng kinh tế. Liên Hợp Quốc đã xác định Mục tiêu Phát triển Bền vững số 7 (SDG 7) trong 17 Mục tiêu là “Năng lượng sạch với giá thành hợp lý” (Affordable and Clean energy). Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu nội dung chi tiết của SDG 7 là gì?
SDG 7 là gì?
SDG 7 (Goal 7) là Mục tiêu Phát triển Bền vững thứ bảy của Chương trình Nghị sự 2030 do Liên Hợp Quốc xây dựng với nội dung “Đảm bảo quyền tiếp cận nguồn năng lượng giá cả phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người” (Affordable and Clean energy).
Mục tiêu Phát triển Bền vững số 7 đề cập đến việc mọi người có thể tiếp cận nguồn năng lượng giá cả phải chăng (có thể chi trả được) và không gây ô nhiễm (không gây hại cho dân số và/hoặc môi trường). Mục tiêu này phản ánh cam kế Toàn cầu trong việc xây dựng một hệ thống năng lượng mà không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội mà vẫn bảo vệ môi trường. Đây là chìa khóa cho sự phát triển của nông nghiệp, kinh doanh, truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và giao thông vận tải.
Các Mục tiêu và Chỉ số của Mục tiêu Phát triển Bền vững số 7
Liên Hợp Quốc đã xác định 5 mục tiêu và 6 chỉ số cho SDG 7, cụ thể như sau:
Mục tiêu 7.1: Tiếp cận năng lượng hiện đại toàn cầu
Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân với các dịch vụ năng lượng hiện đại, đáng tin cậy và giá cả phải chăng.
- Chỉ số SDG 7.1.1 Tiếp cận điện
- Chỉ số SDG 7.1.2 Tiếp cận nhiên liệu sạch để nấu ăn
Mục tiêu 7.2: Tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo toàn cầu
Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu.
- Chỉ số SDG 7.2.1 Năng lượng tái tạo
Mục tiêu 7.3: Tăng gấp đôi hiệu quả năng lượng
Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả năng lượng toàn cầu.
- Chỉ số SDG 7.3.1 Hiệu quả năng lượng
Mục tiêu 7.a: Thúc đẩy tiếp cận nghiên cứu công nghệ và đầu tư vào năng lượng sạch
Đến năm 2030, tăng cường hợp tác Quốc tế nhằm tạo điều kiện tiếp cận công nghệ và nghiên cứu năng lượng sạch, bao gồm năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và công nghệ nhiên liệu hóa thạch tiên tiến và sạch hơn, đồng thời thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và công nghệ năng lượng sạch.
- Chỉ số SDG 7.a.1 Tiếp cận và đầu tư vào năng lượng sạch
Mục tiêu 7.b: Mở rộng và nâng cấp dịch vụ năng lượng cho các nước đang phát triển
Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả mọi người ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển và các nước đang phát triển không giáp biển, theo các chương trình hỗ trợ tương ứng của họ.
- Chỉ số SDG 7.b.1 Mở rộng dịch vụ năng lượng cho các nước đang phát triển
Tầm quan trọng của SDG 7: Affordable and Clean energy
Trong đời sống hàng ngày, con người phụ thuộc vào các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, giá cả phải chăng và bền vững để duy trì phúc lợi và phát triển kinh tế. Các nhu cầu thiết yếu như cung cấp điện, sưởi ấm, làm mát và vận tải đều gắn liền với một hệ thống năng lượng hiệu quả. Một hệ thống năng lượng bền vững không chỉ phục vụ các lĩnh vực kinh doanh, y tế, giáo dục mà còn hỗ trợ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, truyền thông và công nghệ cao. Ngược lại, việc thiếu tiếp cận năng lượng trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Năng lượng cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến đổi khí hậu, đóng góp khoảng 60% tổng lượng khí thải nhà kính trên Toàn cầu. Việc không có nguồn cung năng lượng ổn định và các hệ thống chuyển đổi hiệu quả sẽ hạn chế sự phát triển kinh tế và xã hội. Trái đất cung cấp nhiều nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, khí đốt tự nhiên, than đá, dầu mỏ và urani. Tuy nhiên, nếu việc khai thác các nguồn năng lượng này không được quản lý hợp lý, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch mà không có biện pháp giảm thiểu khí thải nhà kính sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo là những giải pháp quan trọng giúp giảm nhẹ tác động môi trường và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Đồng thời, việc bảo vệ và duy trì hệ sinh thái tự nhiên là yếu tố quan trọng để khai thác và phát triển bền vững các nguồn năng lượng như thủy điện và năng lượng sinh học.
Trong nhiều thập kỷ, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng chính để sản xuất điện. Tuy nhiên, việc đốt cháy những nguồn năng lượng này tạo ra một lượng lớn khí nhà kính, góp phần gây ra biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người cũng như môi trường. Đây không chỉ là vấn đề của một nhóm nhỏ mà là mối lo ngại Toàn cầu. Đặc biệt, nhu cầu sử dụng điện đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặt ra thách thức lớn cho việc đảm bảo nguồn cung ổn định để phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, năng lượng còn đóng vai trò thiết yếu trong lĩnh vực y tế và phòng chống dịch bệnh. Từ việc cung cấp điện cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe, duy trì nước sạch cho vệ sinh đến đảm bảo các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin, năng lượng là nền tảng để hỗ trợ các hoạt động thiết yếu trong thời kỳ khủng hoảng, đặc biệt là trong những giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh.
Việc thiếu điện không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Nhiều người phải dành hàng giờ để lấy nước, các cơ sở y tế không thể bảo quản vắc-xin đúng cách, trẻ em không thể học bài vào ban đêm và doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, tốc độ chuyển đổi sang các giải pháp nấu ăn sạch vẫn còn chậm, đặt ra một thách thức lớn về sức khỏe và môi trường. Nếu không có những biện pháp cải thiện kịp thời, đến năm 2030, gần một phần ba dân số thế giới – chủ yếu là phụ nữ và trẻ em – sẽ tiếp tục đối mặt với ô nhiễm không khí trong nhà do sử dụng các phương pháp nấu ăn truyền thống không an toàn.
Để đảm bảo phát triển bền vững, việc thúc đẩy năng lượng sạch và giá cả phải chăng cần được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Không chỉ giúp bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống, tiếp cận năng lượng bền vững còn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trên phạm vi Toàn cầu.
* Bài viết tham khảo thông tin trên website: https://sdgs.un.org/ và https://www.globalgoals.org/
THÔNG TIN THÊM: Theo Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững 2023 của Liên Hợp Quốc:
|
Trên đây là những thông tin về Mục tiêu Phát triển Bền vững 7 (SDG 7) trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc về “Năng lượng sạch và giá cả phải chăng” (Affordable and Clean energy). Vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.
Tin Mới Nhất

Hội thảo "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa
Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...