Tại sao mới chỉ có hơn 100 doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính?
Sau gần 2 năm kể từ khi Nghị định 06/2022/NĐ-CP được ban hành, TS. Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, cho biết tính đến tháng 07/2024, chỉ có hơn 100 doanh nghiệp thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, nhưng vẫn chưa doanh nghiệp nào được kiểm toán.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyển đổi xanh hiện nay không còn là lựa chọn tự nguyện hay chỉ đơn thuần là những hoạt động trồng cây, thiện nguyện mà đã trở thành các quy định pháp lý bắt buộc. Từ năm 2026, tất cả hàng hóa xuất khẩu vào châu Âu sẽ phải tuân thủ Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM), trong đó yêu cầu quan trọng nhất là báo cáo phát thải khí nhà kính. Báo cáo này phải được thẩm định bởi các tổ chức tại châu Âu để quyết định xem hàng hóa của Việt Nam có được chấp nhận hay không.
Nếu mức phát thải của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn chuẩn mực của châu Âu, hàng hóa sẽ bị áp thuế carbon. Trong giai đoạn đầu, mức thuế có thể còn nhẹ nhàng và áp dụng từng phần, nhưng về lâu dài, CBAM sẽ trở nên khắt khe hơn, tạo rào cản lớn cho hàng xuất khẩu có mức phát thải cao.
Điều đáng lo ngại hơn, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, là hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa bắt tay vào thực hiện báo cáo phát thải. Việc này khiến họ không thể vượt qua "cánh cửa đầu tiên" để tiếp cận thị trường xuất khẩu châu Âu.
Qua khảo sát thực tế, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận thấy kiểm kê khí nhà kính tại các doanh nghiệp hiện nay được thực hiện theo ba phạm vi: phạm vi 1 đo lượng khí phát thải trực tiếp; phạm vi 2 đo khí phát thải gián tiếp từ nguồn năng lượng mua vào; và phạm vi 3 đo khí phát thải gián tiếp từ các hoạt động khác trong kinh doanh và sản xuất. Tuy nhiên, cái khó nằm ở phạm vi 2 và 3, bởi doanh nghiệp thường nhập khẩu nguyên liệu lớn nhưng lại thiếu dữ liệu đầy đủ để lập báo cáo.
Ngoài ra, những thách thức về kinh tế hiện nay khiến không ít doanh nghiệp tập trung lo "cơm áo gạo tiền" hơn là nghĩ đến chuyện kiểm kê khí nhà kính hay chuyển đổi xanh. Các quy định về môi trường và trách nhiệm xã hội từ các thị trường quốc tế ngày càng nghiêm ngặt, trong khi ngay cả những người làm trong ngành cũng gặp khó khăn khi tiếp cận các thuật ngữ và khái niệm chuyên môn. Điều này khiến doanh nghiệp thêm lúng túng và vất vả trong việc tuân thủ các quy định ngày một khắt khe.
Bàn về thực trạng và những khó khăn hiện nay, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng con đường phát triển của mình. Trong hành trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, điều quan trọng là phải xác định các trụ cột cốt lõi, từ đó định hướng tư duy và hành động của doanh nghiệp xoay quanh các trụ cột này.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi sang kinh tế xanh dựa trên bốn trụ cột chính: chuyển đổi năng lượng với trọng tâm là tăng cường sử dụng điện gió và điện mặt trời thay thế năng lượng không tái tạo như than và khí tự nhiên; sử dụng nguyên liệu trong chuỗi kinh tế tuần hoàn cùng áp dụng các công nghệ tiên tiến để giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như rừng và nguồn nước; đồng thời xây dựng lối sống bền vững.
Lê Xuân Nghĩa khẳng định, kiểm kê phát thải khí nhà kính không còn là khái niệm xa vời mà đã trở thành vấn đề cấp bách. Các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện để đáp ứng yêu cầu thị trường và mục tiêu phát triển bền vững. Ông cũng kiến nghị Chính phủ nên xem xét áp dụng các chính sách ưu đãi thuế hoặc giảm lãi suất cho vay đối với các dự án tăng trưởng xanh, góp phần hướng tới mục tiêu Net Zero mà Việt Nam đang hướng đến.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình hướng tới phát triển bền vững, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiểm kê phát thải khí nhà kính, giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này, KNA CERT cam kết mang đến các giải pháp tối ưu, đảm bảo doanh nghiệp không chỉ thực hiện đúng quy định mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh các yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe.
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tuân thủ, KNA CERT còn giúp doanh nghiệp định hướng chuyển đổi xanh bằng cách áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tái tạo, và tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế tuần hoàn. Chúng tôi tin rằng, việc kiểm kê phát thải khí nhà kính không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu, tiếp cận các thị trường quốc tế và góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...