Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Tạo điều kiện cho thị trường tín chỉ carbon rừng

Hiện nhiều địa phương có tiềm năng khai thác tín chỉ carbon rừng nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thu thập và bán các tín chỉ carbon như thế nào. Bởi vậy việc tạo điều kiện cho thị trường tín chỉ carbon rừng là cần thiết.

Nhiều địa phương có tiềm năng khai thác tín chỉ carbon rừng

1. Quảng Nam

Với diện tích gần 500.000 ha rừng, độ che phủ hơn 60%, trung bình mỗi năm rừng Quảng Nam sẽ tạo được 1 triệu tín chỉ carbon. Nếu giao dịch thành công, Quảng Nam có thể thu về trên 100 tỷ đồng. Nguồn thu này lớn hơn nhiều so với nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng hiện có. Không chỉ có những người trực tiếp giữ rừng mà ngay chính quyền các địa phương có rừng rất kỳ vọng vào việc thương mại hoá tín chỉ carbon.

Bên cạnh đó, nếu thương mại hóa được tín chỉ carbon rừng, trong vòng 10 năm tới, diện tích rừng tự nhiên của Quảng Nam sẽ tăng thêm 20%, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải chung của cả nước.

Theo đại diện UBND tỉnh Quảng Nam, mong muốn lớn nhất của họ cần một hành lang pháp lý rõ ràng, để họ có thể thương mại hóa tín chỉ carbon. Đây cũng là mong muốn của nhiều hộ trồng và giữ rừng. Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: "Mong muốn Chính phủ có hành lang pháp lý cho việc buôn bán tín chỉ carbon, mà không chỉ cho địa phương mà cho một hộ dân và một chủ rừng họ cũng có thể bán được".

2. Tuyên Quang

Tại tỉnh Tuyên Quang, hiện có gần 426.000 ha rừng, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng bình quân 7,5%/năm, tiềm năng rất lớn về thương mại carbon rừng từ REDD+ cũng đang gặp khó khăn. Năm 2022 tỉnh Tuyên Quang được Cục Lâm nghiệp đưa vào dự án hợp tác với Công ty Lâm nghiệp SK Hàn Quốc về giảm phát thải khí nhà kính nhằm quản lý rừng bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, dự án triển khai chưa hiệu quả do thiếu các quy định về quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các bên liên quan, cơ chế tài chính của một dự án kinh doanh tín chỉ carbon rừng ở từng giai đoạn.

Không chỉ vướng mắc ở những đơn vị có khả năng cung cấp tín chỉ carbon mà các doanh nghiệp cần mua tín chỉ carbon cũng còn nhiều khúc mắc trong hành lang pháp lý. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tìm hiểu để tìm ra mô hình sàn giao dịch tín chỉ carbon của Việt Nam sao cho phù hợp nhất.

Cần triển khai các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng

Trong Hội thảo “Kinh nghiệm Quốc tế về phát triển thị trường carbon và hàm ý chính sách với Việt Nam” do Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tổ chức hồi tháng 11/2023 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang cho hay, để thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, nhiệm vụ đặt ra là cần xây dựng quy định về quản lý, kinh doanh tín chỉ carbon; thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon; xây dựng danh mục hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính khuyến khích trao đổi tín chỉ carbon với các đối tác Quốc tế; đàm phán, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác Quốc tế để trao đổi tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính.

“Cùng với đó, Việt Nam cần chuẩn bị nhân lực chuyên môn, hạ tầng và các điều kiện cần thiết để vận hành sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Bên cạnh đó, tuyên truyền đúng, đủ về phát triển thị trường carbon tự nguyện và thị trường carbon tuân thủ”, ông Quang nhấn mạnh.

Tư vấn từ chuyên gia

Ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) đã nhận diện những khoảng trống để hình thành thị trường carbon. Cụ thể, thị trường carbon theo quy định tại Nghị định số 06/2022 sẽ được thiết lập và vận hành vào năm 2028, vì vậy sẽ có "khoảng trống" quy định từ nay đến hết năm 2027 để triển khai thực hiện hoạt động trao đổi, thương mại carbon của rừng.

Điều đáng quan tâm hiện nay là, nhu cầu mua bán tín chỉ carbon là rất lớn nhưng hiện nay Việt Nam chưa có quy định về thị trường liên thông Quốc tế, hơn nữa ngành lâm nghiệp cũng cần thực hiện nghĩa vụ đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC). Do vậy khó xác định lượng tín chỉ carbon và giá cả chuyển nhượng bao nhiêu là hợp lý, trong khi nguồn kinh phí để đo đếm, xác nhận số lượng tín chỉ carbon là rất lớn. Vì vậy cần rà soát, lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp với Việt Nam và có lợi nhất. Cần kinh phí đầu tư để xây dựng dự án, giám sát, thẩm định và cấp tín chỉ. Bên cạnh đó, việc ưu tiên cấp thiết hiện nay là cần nhận diện những khoảng trống trong khuôn khổ pháp lý, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách tương ứng, phù hợp để hình thành, vận hành thị trường carbon.

Để tham gia thị trường carbon trong nước và thế giới, Cục Lâm nghiệp đang tham mưu với Bộ NNPTNT chỉ đạo, triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ và thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát cho khu vực có tiềm năng khác. Với lợi thế về tài nguyên rừng, ngành lâm nghiệp Việt Nam có tiềm năng, điều kiện để tham gia thị trường carbon rừng trong nước và Quốc tế nhằm huy động nguồn lực tái đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng. Hiện tại, Bộ Tài chính cũng đang chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường xây dựng đề án phát triển thị trường carbon trong nước để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Có thể bạn chưa biết

Kiểm kê khí nhà kính cung cấp dữ liệu chính xác về lượng khí phát thải của một tổ chức. Đây là nền tảng cơ bản để xác định phát thải khi tham gia vào thị trường carbon. Dữ liệu kiểm kê khí nhà kính được sử dụng để mua bán tín chỉ carbon trên thị trường.

Đăng ký ngay

KNA CERT cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê khí nhà kínhbáo cáo phát thải cho các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.

Tin Mới Nhất

ISO 9001:2015 - Điều khoản 8.2: Yêu cầu đối với Sản phẩm và Dịch vụ

24-06-2024

ISO 9001:2015 - Điều khoản 8.2: Yêu cầu đối với Sản phẩm và Dịch vụ

Điều khoản 8.2 của ISO 9001:2015 đề cập đến yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ cung cấp đến khách hàng.    

Đào tạo Tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA

21-06-2024

Đào tạo Tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho Công ty Cổ phần Cáp điện và Hệ thống LS-VINA

Được thành lập vào năm 1996, LS VINA Cable & System là một trong những công ty con thành công nhất ở nước ngoài của LS Cable & System - Hàn Quốc, và hiện là nhà sản xuất dây cáp...

Điều Khoản 8.1 ISO 9001 - Hoạch Định và Kiểm Soát Việc Thực Hiện

19-06-2024

Điều Khoản 8.1 ISO 9001 - Hoạch Định và Kiểm Soát Việc Thực Hiện

Điều khoản  8.1 của ISO 9001:2015 nổi bật như nền tảng cho việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động. Hãy tìm hiểu về yêu cầu và lợi ích khi áp dụng điều khoản này cùng với KNA CERT. 

Tư vấn kiểm kê khí nhà kính: Giải pháp Chuyên nghiệp & Toàn diện

30-05-2024

Tư vấn kiểm kê khí nhà kính: Giải pháp Chuyên nghiệp & Toàn diện

Sử dụng dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính là giải pháp hữu hiệu và toàn diện giúp các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải hiệu quả và chính xác.

Tạo điều kiện cho thị trường tín chỉ carbon rừng

30-05-2024

Tạo điều kiện cho thị trường tín chỉ carbon rừng

Hiện nhiều địa phương có tiềm năng khai thác tín chỉ carbon rừng nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thu thập và bán các tín chỉ carbon như thế nào. Bởi vậy việc tạo điều kiện...

Dán nhãn an toàn cho sàn gỗ

30-05-2024

Dán nhãn an toàn cho sàn gỗ

"Cuộc chiến cam go" là từ mà báo New York Times từng dùng để mô tả nỗ lực của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) nhằm đưa ra các quy định gắt gao hơn liên quan đến...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ