Tháo gỡ khó khăn về vốn và công nghệ ngành công nghiệp điện tử
Ngành công nghiệp điện tử tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu, tuy nhiên cần tháo gỡ khó khăn về vốn, công nghệ để nắm bắt cơ hội từ các FTA (Hiệp định thương mại tự do).
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) nhận định: Ngành công nghiệp điện tử tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên cần tháo gỡ khó khăn về vốn, công nghệ để ngành bứt phá, nắm bắt cơ hội từ các FTA.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có nhiều tiềm năng
Như chúng ta thấy, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cho đến nay đã ghi tên vào bản đồ của nền công nghiệp Thế giới, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu điện tử lớn trên Toàn cầu trong vòng 15 năm trở lại đây. Và đây là ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của cả nước trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Giai đoạn 2020-2021, dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế, nhưng riêng năm 2021 công nghiệp điện tử vẫn tăng trưởng khá ấn tượng khi xuất siêu đạt 11 tỷ USD. 4 tháng năm 2022, công nghiệp điện tử xuất khẩu 39,4 tỷ USD và xuất siêu 3,12 tỷ USD.
Kết quả này cho thấy, dấu hiệu khá tích cực trong việc điều hành của Chính phủ cũng như thể hiện vai trò đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam với giá trị tuyệt đối trong xuất khẩu, đặc biệt là vừa có sự đóng góp quan trọng trong việc cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam cũng như tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) nhận định: Ngành công nghiệp điện tử tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên cần tháo gỡ khó khăn về vốn, công nghệ để ngành bứt phá, nắm bắt cơ hội từ các FTA.
Như chúng ta thấy, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam cho đến nay đã ghi tên vào bản đồ của nền công nghiệp Thế giới, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu điện tử lớn trên toàn cầu trong vòng 15 năm trở lại đây. Và đây là ngành luôn có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của cả nước trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.
Giai đoạn 2020-2021, dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế, nhưng riêng năm 2021 công nghiệp điện tử vẫn tăng trưởng khá ấn tượng khi xuất siêu đạt 11 tỷ USD. 4 tháng năm 2022, công nghiệp điện tử xuất khẩu 39,4 tỷ USD và xuất siêu 3,12 tỷ USD.
Kết quả này cho thấy, dấu hiệu khá tích cực trong việc điều hành của Chính phủ cũng như thể hiện vai trò đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam với giá trị tuyệt đối trong xuất khẩu, đặc biệt là vừa có sự đóng góp quan trọng trong việc cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam cũng như tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Cần tháo gỡ khó khăn về vốn và công nghệ để phát triển
Ngành công nghiệp điện tử tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu, tuy nhiên cần tháo gỡ khó khăn về vốn, công nghệ để nắm bắt cơ hội từ các FTA (Hiệp định thương mại tự do).
Ngành công nghiệp điện tử hiện tại đang gặp khó khăn vì thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, do nguồn cung linh kiện máy tính, điện thoại từ Trung Quốc bị gián đoạn và nguồn cung nguyên liệu thô để sản xuất linh kiện điện tử của Thế giới bị ảnh hưởng bởi chiến sự Ukraine. Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng của ngành trong thời gian tới. Báo cáo sản lượng điện thoại trên toàn cầu quý I/2022 cũng đã cho thấy sụt giảm 18% và doanh nghiệp Việt Nam cũng nằm trong khó khăn đó.
Doanh nghiệp điện tử ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương trong việc đàm phán và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới thời gian qua, nhất là việc tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp điện tử. Thực tế, các FTA đã mang lại những xung lục mới cho ngành như: Vốn FDI và công nghệ cao tăng lên, hay việc có thêm các đối tác, bạn hàng quốc tế giá trị, chất lượng hơn.
Bên cạnh những lợi ích từ FTA, doanh nghiệp ngành điện tử sẽ không tránh khỏi các thách thức mới do yêu cầu, đòi hỏi rất cao của các đối tác. Vì vậy, thời gian tới, các cơ quan quản lý, Bộ, ngành trong đó có Bộ Công Thương, các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, bên cạnh giới thiệu khách hàng, thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp, cần có những tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp về tình trạng gian lận xuất xứ, cũng như đảm bảo về hàng rào kỹ thuật theo cam kết Quốc tế mà ít tổn hại nhất đến doanh nghiệp trong nước.
Mặc dù có lợi thế là ngành có lực lượng lao động trẻ, dồi dào, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của các nhà cung cấp đầu chuỗi, song phải thừa nhận rằng, giá trị gia tăng nội địa của ngành công nghiệp điện tử vẫn còn rất thấp, bởi hai điểm yếu về vốn, công nghệ do doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước thực trạng đó, để gia tăng giá trị nội địa thì hai điểm nghẽn về vốn và công nghệ phải được giải quyết.
Để tháo điểm nghẽn về vốn, công nghệ, nếu để các doanh nghiệp tự thân rất khó mà cần phải có sự trợ giúp từ Nhà nước, chiến lược marketing mang tính Quốc tế của Chính phủ. Nghĩa là Chính phủ cần có những quy định mềm hơn đối với các doanh nghiệp đầu chuỗi, công nghệ lõi vào Việt Nam và có hướng dẫn đào tạo, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cần có các chương trình của Chính phủ để gia tăng tỷ lệ nội địa như chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, cũng như bố trí, hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Thời gian có khá nhiều doanh nghiệp đầu chuỗi có cam kết với Chính phủ bồi dưỡng cho các doanh nghiệp địa phương để trở thành nhà cung ứng cho họ và một số chương trình khá thành công như chương trình tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, quản trị, tối ưu hóa quy trình sản xuất của Samsung. Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đã có những chương trình hỗ trợ tích cực đối với doanh nghiệp trong nước, như hỗ trợ mềm về quản trị, cho phép doanh nghiệp trả chậm về đơn hàng… Tới đây, thiết nghĩ ngành công nghiệp điện tử rất cần thêm những chương trình hỗ trợ tương tự từ các doanh nghiệp đầu chuỗi như vậy.
Doanh nghiệp điện tử tự tìm giải pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh
Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và Cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong ngành điện tử cũng có thể áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là những doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thì việc tuân thủ các tiêu chuẩn luôn được các đối tác nước ngoài đánh giá cao.
Có thể kể tới một số tiêu chuẩn chứng nhận được sử dụng phổ biến trong ngành điện tử như:
- Chứng nhận ISO 9001
- Chứng nhận ISO 14001
- Chứng nhận ISO 45001
- Chứng nhận RBA
- Chứng nhận CE Marking
- …
Để tìm hiểu thêm thông tin về các tiêu chuẩn trong ngành Điện tử, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác
Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm!

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh
Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT.

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR
Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay!

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may
Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững
Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019)
Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay!