Thế nào là Junior? Những kỹ năng một Junior cần trang bị?
Bên cạnh những thuật ngữ phân chia cấp bậc kinh nghiệm như Intern, Fresher, Senior…, Junior cũng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Vậy thế nào là Junior và các kỹ năng cần có của Junior bao gồm những gì? Hãy tìm hiểm ngay trong bài viết của KNA Cert dưới đây.
Thế nào là Junior?
Junior là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những bạn nhân viên mới, đã được trang bị kiến thức cơ bản tại trường đại học nhưng lại chưa có quá nhiều kinh nghiệm thực tế. Đây là những người hỗ trợ cho các Senior trong công việc. Họ thường được giao phó các nhiệm vụ cơ bản, không gặp quá nhiều khó khăn để có thể nâng cao kinh nghiệm.
Thông thường, khái niệm Junior có thể được bắt gặp ở một số ngành nghề như Developer (lập trình viên), Designer, Marketing hay Kế toán…
Công việc của một Junior
Một số công việc mà các bạn Junior thường thực hiện:
-
Hỗ trợ thực hiện hoặc giải quyết những nhiệm vụ, nhóm công việc đơn giản, chỉ cần áp dụng kiến thức mà họ đã được đào tạo mà không yêu cầu quá nhiều kỹ năng;
- Hỗ trợ các Senior hoặc những người có kinh nghiệm hơn, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng từ những người này;
- Tham gia các khóa đào tạo mà công ty, doanh nghiệp tổ chức (nếu được yêu cầu) nhằm nâng cao kiến thức;
- Thỉnh thoảng sẽ được yêu cầu tham gia setup, thực hiện các dự án, sự kiện của công ty đối với một số ngành đặc thù như Truyền thông, Marketing…;
- Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của người hướng dẫn, quản lý trực tiếp (có thể làm báo cáo theo tuần hoặc theo tháng).
Senior và Junior khác nhau như thế nào?
Tùy vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà sự khác biệt giữa Junior và Senior cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 3 điểm khác biệt chính mà bạn có thể nhận thấy ở hầu hết các ngành nghề, bao gồm:
- Trình độ làm việc: Senior là những người ở cấp độ cao cấp và họ cần giải quyết những công việc phức tạp hơn, trong khi đó Junior thường ở cấp độ, trình độ cơ bản. Do vậy, trong cùng một khoảng thời gian làm việc, Senior có số lượng công việc nhiều hơn Junior và họ cũng cần tìm cách tối ưu công việc hiệu quả sao cho hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
- Trình độ chuyên môn: Tất nhiên, Senior ở cấp bậc cao hơn, cho nên tính chuyên môn trong công việc của Senior cũng có yêu cầu cao và khắt khe hơn so với Junior. Họ thường được giao những task có mức độ phức tạp hơn, hoặc thậm chí là đảm nhận công việc của cả một dự án
- Khả năng nhìn nhận, giải quyết vấn đề: Đây chính là sự khác biệt dễ dàng nhận ra nhất giữa một Senior và một Junior. Khi xảy ra một vấn đề, sự cố, thông thường Junior sẽ chỉ chăm chăm nhìn vào cách giải quyết vấn đề đó, trong khi Senior sẽ quan tâm nhiều hơn đến bài học, kinh nghiệm mà họ nhận được sau mỗi sự cố đó để hạn chế tái phạm trong tương lai.
Những kỹ năng cần thiết của một Junior
Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau về kỹ năng của Junior. Tuy nhiên, để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như có cơ hội phát triển hơn trong quá trình làm việc, các bạn Junior cần trang bị, trau dồi cho bản thân những kỹ năng sau đây.
1. Kỹ năng học hỏi, thích ứng
Không riêng gì Junior, đây là kỹ năng mà bất kỳ nhân viên ở cấp bậc nào cũng cần phải trau dồi. Khi trang bị cho mình kỹ năng học hỏi, tiếp cận cũng như thích ứng tốt, bạn sẽ có cơ hội phát triển, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện các kinh nghiệm, kỹ năng khác cho bản thân.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Giống với các bạn Fresher, thông thường khi mới bắt đầu một vị trí công việc nào đó, các bạn Junior sẽ được phân công làm việc với một đội nhóm nhất định. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm, kết nối với đồng nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết để công việc diễn ra suôn sẻ.
3. Kỹ năng đàm phán
Hầu hết kỹ năng đàm phán của các bạn Junior thường khá yếu. Bởi chưa có nhiều kinh nghiệm, các bạn có xu hướng chỉ làm việc theo sự phân công, chỉ dẫn của người quản lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào người quản lý cũng sẽ đưa ra các công việc phù hợp với Junior, do vậy, kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trong những trường hợp này, giảm bớt áp lực trong quá trình làm việc.
Tin Mới Nhất
KNA CERT đào tạo 3D5S cho Công ty TNHH Sekonix Vina
Công ty TNHH Sekonix Vina lựa chọn KNA CERT là tổ chức đào tạo 3D5S cho cán bộ nhân viên.
Workshop "Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính"
"Hành trình Chuẩn hóa Dữ liệu carbon tạo năng lực cạnh tranh trên đường đua giảm phát thải khí nhà kính".
Chứng chỉ CBAM là gì? Đặc điểm & Giá của một Chứng chỉ CBAM
Từ ngày 01/10/2023, giai đoạn chuyển tiếp của Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã bắt đầu. Mua Chứng chỉ CBAM là cách trả thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ rò rỉ...
Cơ chế CBAM: Cơ hội & Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Việc triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Các tác động này có thể diễn ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,...
CBAM là gì? Quy định về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon của EU
Quy định của Liên minh Châu Âu (EU) về Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM) đã được thông qua vào ngày 17/05/2023 và giai đoạn chuyển tiếp của CBAM bắt đầu từ ngày 01/10/2023. Việc đưa CBAM vào...
Chương trình tiên quyết HACCP là gì? (PRP - Prerequisite Program)
Việc triển khai tiêu chuẩn HACCP hiệu quả và các chương trình tiên quyết giúp đảm bảo doanh nghiệp có khả năng sản xuất sản phẩm an toàn. Thực hiện các chương trình tiên quyết trong HACCP là một trong...