Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

BRC IOP (BRC Packaging): Tiêu chuẩn bao bì & vật liệu đóng gói

Tiêu chuẩn BRC IOP hay BRC Packaging là tiêu chuẩn Toàn cầu về bao bì và vật liệu đóng gói được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cung cấp cơ sở chung cho việc chứng nhận các công ty cung cấp bao bì cho các nhà sản xuất thực phẩm và phi thực phẩm. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu kỹ hơn về nội dung và lợi ích của tiêu chuẩn này trong bài viết dưới đây.

TIÊU CHUẨN BRC IOP LÀ GÌ?

1. Khái quát Tiêu chuẩn BRC về Bao bì và vật liệu đóng gói

Tiêu chuẩn BRC IOP hay BRC Packaging có tên đầy đủ là “BRCGS Packaging Materials Global Standard”, dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Toàn cầu về Vật liệu đóng gói BRCGS”.

Tiêu chuẩn BRC Packaging cung cấp khuôn khổ cho tất cả các nhà sản xuất bao bì, bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các cấp độ của chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng sản phẩm bao bì an toàn và đáp ứng các yêu cầu về pháp lý cũng như vệ sinh. Tiêu chuẩn này bao gồm khả năng truy xuất nguồn gốc, an toàn sản phẩm, đảm bảo chất lượng, tác động đến môi trường, độ chính xác của việc ghi nhãn, …

BRC Packaging được phát triển để xác định các tiêu chí vận hành, chất lượng và an toàn sản phẩm phải được áp dụng trong tổ chức sản xuất bao bì để tổ chức đó có thể thực hiện nghĩa vụ của mình liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này được thiết kế cho phép cơ sở, hệ thống vận hành và quy trình của công ty được đánh giá theo yêu cầu của BRC IOP bởi bên thứ ba có thẩm quyền – tổ chức chứng nhận (CBs). BRC IOP hiện là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành bao bì.

2. Các phiên bản của Tiêu chuẩn BRC IOP

Tính tới thời điểm hiện tại, Tiêu chuẩn BRC về an toàn thực có các phiên bản sau:

  • Packaging Materials Global Standard Issue 1 (Năm 2001)
  • Packaging Materials Global Standard Issue 2 (Ngày 31/08/2004)
  • Packaging Materials Global Standard Issue 3 (Ngày 01/07/2008)
  • Packaging Materials Global Standard Issue 4 (Ngày 01/08/2011)
  • Packaging Materials Global Standard Issue 5 (Tháng 07/2015)
  • Packaging Materials Global Standard Issue 6 (Tháng 08/2019)
Tư vấn từ chuyên gia

TIÊU CHUẨN BRC IOP DO TỔ CHỨC NÀO XÂY DỰNG?

Tiêu chuẩn BRC IOP là một bộ tiêu chuẩn toàn diện các biện pháp thực hành tốt nhất do Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC - British Retail Consortium) và Viện Bao bì (IOP - Institute of Packaging) phát triển, được thiết kế để giúp đảm bảo an toàn, chất lượng, tính bền vững và hiệu quả trong hàng tiêu dùng.

BRC là tên viết tắt của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc (tiếng Anh là British Retail Consortium). Hiệp hội BRC được thành lập vào tháng 01/1992 với sự sáp nhập của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh (British Retailers' Association) và Hiệp hội bán lẻ (Retail Consortium).

BRC là một tổ chức liên kết các doanh nghiệp bán lẻ thuộc những lĩnh vực khác nhau như: thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo và nhiều lĩnh vực khác. Các tiêu chuẩn do BRC đề xuất chủ yếu nhắm đến các nhà cung cấp của công ty bán lẻ. Một số công ty bán lẻ yêu cầu đối tác phải có chứng nhận tiêu chuẩn BRC để trở thành nhà cung cấp của họ. BRC đã cấp hơn 20000 chứng chỉ.

TIÊU CHUẨN BRC PACKAGING PACKAGING ISSUE 6 LÀ GÌ?

1. BRC Packaging Issue 6 được ban hành khi nào?

BRC Packaging Issue 6 là phiên bản mới nhất hiện nay của Tiêu chuẩn Toàn cầu về Bao bì và Vật liệu đóng gói. Tiêu chuẩn BRC Packaging phiên bản 6 được ban hành vào tháng 08/2019, thay thế cho phiên bản 5 trước đó.

2. Điểm mới trong BRC Packaging phiên bản 6

Việc phát triển Tiêu chuẩn BRC IOP phiên bản 6 diễn ra sau quá trình tham vấn rộng rãi để hiểu rõ yêu cầu của các bên liên quan. Việc xem xét các vấn đề mới nổi cũng được thực hiện trong ngành bao bì và các ngành sử dụng bao bì. Thông tin đã được phát triển và xem xét bởi một nhóm làm việc bao gồm các bên liên quan Quốc tế, đại diện cho các lĩnh vực khác nhau của ngành sản xuất vật liệu đóng gói, nhà bán lẻ, chủ sở hữu thương hiệu, công ty dịch vụ thực phẩm, tổ chức chứng nhận và chuyên gia kỹ thuật độc lập.

Phiên bản BRC IOP Issue 6 vẫn chú trọng tới một số điểm chính, chẳng hạn như:

  • Đáp ứng nhu cầu của các nhà bán lẻ và chủ thương hiệu để giảm bớt gánh nặng kiểm toán
  • Nhận thức tốt hơn về sự đa dạng của ngành bao bì và nhu cầu của khách hàng
  • Khuyến khích tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc cao hơn trong chuỗi cung ứng
  • Khuyến khích áp dụng Tiêu chuẩn như một biện pháp cải thiện an toàn sản phẩm tại các địa điểm và cơ sở nhỏ, nơi các quy trình vẫn đang được phát triển.

Trọng tâm của vấn đề này là:

  • Nâng cao các quá trình được hệ thống quản lý chất lượng sử dụng trong kiểm soát bao bì in, sử dụng phương pháp phân tích mối nguy và rủi ro
  • Tiếp tục đảm bảo tính nhất quán của quá trình đánh giá trên toàn Thế giới
  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa chất lượng và an toàn sản phẩm trong nỗ lực cải thiện tính minh bạch và sự gắn kết trong chuỗi cung ứng thực phẩm
  • Đơn giản hóa các yêu cầu vệ sinh chỉ dựa trên rủi ro
  • Giới thiệu một điều khoản cơ bản mới, các hành động khắc phục và phòng ngừa, nhằm giải quyết các vấn đề và giảm thiểu rủi ro xảy ra của chúng
  • Dựa trên rủi ro, áp dụng chương trình giám sát môi trường vi sinh
  • Đơn giản hóa chương trình đánh giá không báo trước.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BRCGS PACKAGING

Tiêu chuẩn Toàn cầu về Bao bì và Vật liệu đóng gói của BRC không chỉ được sử dụng bởi các nhà sản xuất bao bì thực phẩm mà còn được sử dụng bởi các nhà sản xuất bao bì cho tất cả các ứng dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Cụ thể, những nhà cung ứng các sản phẩm sau có thể áp dụng và đăng ký chứng nhận BRC IOP:

  • Bao bì liên quan đến thực phẩm
  • Bao bì hàng tiêu dùng dùng một lần và không dùng một lần tiếp xúc với thực phẩm như đĩa giấy và dao kéo nhựa
  • Bao bì mỹ phẩm, đồ dùng vệ sinh và các sản phẩm tiêu dùng khác
  • Các vật liệu kết hợp như chất kết dính, mực, chất phủ và vật liệu gốc

Tiêu chuẩn BRC Packaging được áp dụng cho các hoạt động:

  • Sản xuất vật liệu đóng gói để chuyển đổi hoặc in ấn
  • Cung cấp vật liệu đóng gói từ kho nơi diễn ra quá trình xử lý hoặc đóng gói lại sản phẩm bổ sung
  • Sản xuất và cung cấp các loại khác chưa chuyển hóa hoặc bán chuyển hóa và đã qua sử dụng hoặc hợp nhất

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN BRC IOP ISSUE 6

1. Cam kết của quản lý cấp cao

1.1 Cam kết của quản lý cấp cao và cải tiến liên tục

1.2 Xem xét của lãnh đạo

1.3 Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn quản lý

2. Quản lý mối nguy và rủi ro

2.1 Nhóm quản lý mối nguy và rủi ro

2.2 Phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro

3. Quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm

3.1 Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm

3.2 Kiểm soát tài liệu

3.3 Lưu giữ hồ sơ

3.4 Tiêu chuẩn kỹ thuật

3.5 Đánh giá nội bộ

3.6 Hành động khắc phục và phòng ngừa

3.7 Phê duyệt nhà cung cấp và giám sát kết quả hoạt động

3.8 Xác thực sản phẩm và giám sát chuỗi cung ứng

3.9 Quản lý các hoạt động thầu phụ và các quy trình thuê ngoài

3.10 Quản lý các nhà cung cấp dịch vụ

3.11 Truy vết

3.12 Giải quyết khiếu nại

3.13 Quản lý sự cố, thu hồi và triệu hồi sản phẩm

4. Tiêu chuẩn nhà máy

4.1 Tiêu chuẩn bên ngoài

4.2 Cấu trúc xây dựng và nội thất: Các khu vực xử lý nguyên liệu, chuẩn bị, sản xuất, đóng gói và bảo quản

4.3 Tiện ích

4.4 An ninh cơ sở và phòng vệ sản phẩm

4.5 Sơ đồ mặt bằng, dòng sản phẩm và sự tách biệt

4.6 Trang bị

4.7 Bảo trì

4.8 Vệ sinh và làm sạch

4.9 Kiểm soát nhiễm bẩn sản phẩm

4.9.1 Kiểm soát thủy tinh, nhựa giòn, gốm sứ và các vật liệu tương tự

4.9.2 Kiểm soát kim loại và vật sắc nhọn

4.9.3 Kiểm soát hóa học và sinh học

4.10 Chất thải và hủy bỏ chất thải

4.11 Quản lý động vật gây hại

5. Kiểm soát sản phẩm và quá trình

5.1 Phát triển sản phẩm

5.2 Thiết kế đồ họa và kiểm soát artworks

5.3 Kiểm soát in có bao bì

5.4 Kiểm soát quy trình

5.5 Hiệu chuẩn và kiểm soát các thiết bị đo lường và giám sát

5.6 Kiểm tra, thử nghiệm và đo lường sản phẩm

5.7 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

5.8 Hàng hóa đầu vào

5.9 Bảo quản tất cả các nguyên liệu và sản phẩm trung gian và thành phẩm

5.10 Xuất hàng và vận chuyển

6. Nhân sự

6.1 Đào tạo và năng lực: xử lý nguyên liệu, chuẩn bị, chế biến, đóng gói và bảo quản

6.2 Vệ sinh cá nhân: xử ký nguyên liệu, chuẩn bị, chế biến, đóng gói và bảo quản

6.3 Tiện ích cho nhân viên

6.4 Khám sức khỏe

6.5 Quần áo bảo hộ

7. Yêu cầu đối với sản phẩm thương mại

7.1 Phê duyệt và giám sát kết quả hoạt động của nhà sản xuất / nhà đóng gói các sản phẩm bao bì thương mại

7.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật

7.3 Kiểm tra sản phẩm và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm

7.4 Tính hợp pháp của sản phẩm

7.5 Truy tìm nguồn gốc

Phụ lục 6: Bảng chú giải

Đăng ký ngay

LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN BRC PACKAGING LÀ GÌ?

  • Được công nhận Toàn cầu: Tiêu chuẩn BRC IOP là chương trình đóng gói đầu tiên được GFSI công nhận và thường được các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và tổ chức dịch vụ thực phẩm hàng đầu trên toàn thế giới chấp nhận hoặc chỉ định.
  • Gia tăng sự tin cậy của khách hàng: Cho dù bạn là nhà cung cấp vật liệu đóng gói Toàn cầu có uy tín hay có trụ sở tại một thị trường mới nổi, Tiêu chuẩn BRC Packaging đều giúp đảm bảo khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của bạn.
  • Hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn: Bằng cách cải thiện độ an toàn của sản phẩm, Tiêu chuẩn bao bì của BRC cũng giúp doanh nghiệp giảm lãng phí, giảm tỷ lệ khiếu nại, thu hồi và loại bỏ sản phẩm thông qua một chu trình cải tiến liên tục.
  • Mở rộng hợp tác và có thêm đơn hàng: Nhiều nhà bán lẻ, chủ thương hiệu, nhà chế biến nguyên liệu thô và nhà sản xuất bao bì trên khắp Thế giới ủng hộ việc sử dụng Tiêu chuẩn BRC IOP và chấp nhận nó như một phần trong quy trình phê duyệt nhà cung cấp của họ.

DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN BRC IOP

Là một trong những tổ chức uy tín, có thế mạnh trong việc triển khai các tiêu chuẩn Quốc tế, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Chứng nhận BRC Packaging theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bao bì

Giấy chứng nhận BRC IOP (Chứng chỉ IOP) được cấp từ dịch vụ của KNA CERT có đầy đủ giá trị pháp lý, được công nhận Toàn cầu.

KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp
  • Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ
  • Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí
  • Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm
  • Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn

→ Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Chứng nhận BRC IOP

Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu BRC IOP (BRC Packaging) là gì và nắm được một số thông tin về lợi ích của Tiêu chuẩn BRC IOP. Nếu Quý Doanh Nghiệp đang quan tâm tới dịch vụ Chứng nhận BRC hoặc muốn nhận tài liệu BRC Packaging Version 6 PDF vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ