Toàn cảnh tình hình áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam
Bạn đang quan tâm đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 cho doanh nghiệp của mình? Bài viết này của KNA CERT sẽ cung cấp cho bạn thông tin cập nhật mới nhất về tình hình áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam, bao gồm thực trạng áp dụng, các yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng và chia sẻ một số điển thành xây dựng thành công hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế này.
Phân tích tình hình áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam
1. Số lượng doanh nghiệp áp dụng ISO 45001
Số liệu khảo sát năm 2021 cho thấy, đã có 828 chứng nhận ISO 45001:2018 được cấp cho 1409 địa điểm tại Việt Nam. So với thời điểm khi tiêu chuẩn ISO 45001 mới ra mắt vào năm 2018, số lượng doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp này đã tăng gần 12 lần. Xu hướng này cho thấy nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp áp dụng ISO 45001 vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. Tính đến thời điểm 31/12/2022, số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế là 895.876 doanh nghiệp, nhưng chỉ có chưa đến 1 % doanh nghiệp áp dụng ISO 45001.
2. Lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 45001 được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể quan sát thấy một số lĩnh vực có tỷ lệ áp dụng cao hơn so với những lĩnh vực khác:
- Sản xuất: Ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất có nguy cơ cao về tai nạn lao động như chế biến kim loại, hóa chất, dệt may... có tỷ lệ áp dụng ISO 45001 cao nhất. Điều này là do các doanh nghiệp trong những ngành này ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho người lao động để hạn chế tai nạn lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm chi phí.
- Xây dựng: Ngành xây dựng cũng có tỷ lệ áp dụng ISO 45001 khá cao. Lý do là vì ngành xây dựng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người lao động, do vậy việc áp dụng ISO 45001 giúp các doanh nghiệp xây dựng kiểm soát tốt hơn các nguy cơ này, góp phần bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động.
- Dịch vụ: Ngành dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực như du lịch, khách sạn, nhà hàng... cũng có nhiều doanh nghiệp áp dụng ISO 45001. Việc áp dụng ISO 45001 giúp các doanh nghiệp dịch vụ tạo dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút khách hàng.
Ngoài ra, ISO 45001 còn được áp dụng trong các lĩnh vực khác như hành chính sự nghiệp, giáo dục, y tế... Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng trong những lĩnh vực này còn khá thấp.
5 yếu tố tác động tới việc áp dụng ISO 45001 của doanh nghiệp
- Mức độ nhận thức: Doanh nghiệp ở một số lĩnh vực có nhận thức cao hơn về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp so với các lĩnh vực khác, sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc triển khai ISO 45001.
- Đặc thù ngành nghề: Một số ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, do vậy việc áp dụng ISO 45001 trở nên cấp thiết hơn.
- Yêu cầu của khách hàng: Một số khách hàng yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận ISO 45001 như một điều kiện để hợp tác. Điều này khiến các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ cho các tập đoàn lớn phải áp dụng ISO 45001.
- Khả năng tài chính: Việc áp dụng ISO 45001 đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư chi phí, do vậy các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thường có xu hướng áp dụng ISO 45001 sớm hơn.
- Nguồn nhân lực: Doanh nghiệp thiếu hụt nhân lực có chuyên môn về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai và vận hành hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 45001.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai ISO 45001 thành công
1. Hệ thống ISO 45001 tại Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa-Đồng Nai
Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa-Đồng Nai là thành viên của Công ty CP Thành Thành Công-Biên Hòa (TTC Sugar), trực thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group). Công Ty chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đường mía.
Công Ty đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 thông qua việc hợp tác với KNA CERT thực hiện các hoạt động rà soát các quy trình, tài liệu của hệ thống, xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp thực tế cũng như yêu cầu, đồng thời từng bước hoàn thiện bộ phận an toàn vệ sinh lao động; sắp xếp cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động, cung cấp trang thiết bị cần thiết phục vụ về an toàn vệ sinh lao động… Bằng sự cố gắng nỗ lực và quyết tâm, Công ty đã hoàn tất việc chuyển đổi hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001.
→ Xem thêm KNA CERT đánh giá ISO 45001 cho Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa-Đồng Nai
2. Công ty TNHH Công nghệ COSMOS 1 áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001
Công ty TNHH Công nghệ COSMOS 1 hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí chính xác. Công Ty chuyên cung cấp các sản phẩm: thiết kế và gia công khuôn mẫu/đồ gá, sản xuất linh kiện dập, hàn, tiện, uốn, gia công CNC cho nhiều lĩnh vực như ô tô, xe máy, phụ kiện xây dựng và máy văn phòng.
Bằng việc sở hữu chứng chỉ ISO 45001, Công Ty đã chứng tỏ được khả năng quản lý rủi ro, cải tiến kết quả thực hiện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, ngăn ngừa thương tật và đau ốm liên quan tới công việc, cung cấp nơi làm việc an toàn. Quan trọng hơn, qua đó đã loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa có hiệu lực, giúp gười lao động yên tâm sản xuất kinh doanh.
→ Xem thêm KNA CERT đánh giá ISO 45001 cho Công ty TNHH Công nghệ COSMOS 1
3. Công ty TNHH Innovation Tương Lai Việt Nam đạt chứng nhận ISO 45001
Công ty TNHH Innovation Tương Lai Việt Nam là một thành viên thuộc Innovation Group - một tập đoàn của Hồng Kông chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối sản phẩm điện. Trong đó, dòng sản phẩm nổi bật của Công Ty tại Việt Nam là tai nghe không dây hoàn toàn và tai nghe không dây Bluetooth.
Trong quá trình triển khai tiêu chuẩn ISO 45001, doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch phòng ngừa các rủi ro cũng như biện pháp phòng tránh những vấn đề lâu dài liên quan đến sức khỏe, an toàn của người lao động trong quá trình làm việc.
Sau thời gian vận hành hệ thống thống quản lý ISO 45001, sức khỏe, an toàn của người lao động được cải thiện. Người lao động cũng làm việc năng suất hơn, các sản phẩm Công Ty cung cấp đạt tiêu chuẩn ra thị trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và các bên liên quan. Công Ty cũng dần khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường.
→ Xem thêm KNA CERT đánh giá ISO 45001 cho Công ty TNHH Innovation Tương Lai Việt Nam
Giải pháp thúc đẩy áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam
1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp
- Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc áp dụng ISO 45001 thông qua các hội thảo, tập huấn, hội nghị, phương tiện truyền thông...
- Chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã áp dụng thành công ISO 45001
- Phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ISO 45001 cho cán bộ quản lý và người lao động.
- Tổ chức các cuộc thi, giải thưởng để tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích tốt trong việc áp dụng ISO 45001.
2. Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp
- Cung cấp các chính sách ưu đãi về thuế, phí cho doanh nghiệp áp dụng ISO 45001
- Hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn lãi suất thấp để đầu tư áp dụng ISO 45001
- Tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 45001
3. Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chuyên môn về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho doanh nghiệp.
- Phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến về ISO 45001 để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng đào tạo kiến thức về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Ban hành các quy định pháp luật bắt buộc doanh nghiệp áp dụng ISO 45001 trong một số ngành, lĩnh vực có rủi ro, nguy hiểm cao
- Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm quy định về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
5. Tăng cường hợp tác Quốc tế
- Học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong việc áp dụng ISO 45001.
- Tham gia các diễn đàn, hội nghị Quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi các mô hình hay.
- Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Quốc tế có yêu cầu cao về an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
- Bằng cách triển khai các giải pháp hiệu quả, hy vọng rằng trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng ISO 45001, góp phần tạo ra môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và bền vững cho toàn xã hội.
Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất về tình hình áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang quan tâm tới việc áp dụng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hướng dẫn cụ thể.
Tin Mới Nhất
Hơn 46% doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công mạng trong năm 2024
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), tình hình an ninh mạng tại Việt Nam trong năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Có tới 46,15% cơ quan và doanh...
Doanh nghiệp Vận tải & Logistics nên bắt đầu kiểm kê khí nhà kính từ đâu?
Có 75 cơ sở thuộc ngành giao thông vận tải thuộc danh mục 2.166 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính lần đầu và sẽ phải thực hiện trước ngày 31/03/2025.
Kiểm định khí thải xe máy trên Thế giới được thực hiện như thế nào?
Ô nhiễm không khí là một thách thức toàn cầu, và xe máy – với số lượng gia tăng không ngừng – đã trở thành nguồn phát thải lớn tại nhiều quốc gia. Vậy các nước trên Thế giới kiểm...
Biến ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu mạnh mẽ
Việc áp dụng tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và gia tăng cơ hội thị trường, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng...
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng GMP như thế nào?
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ các nguyên tắc GMP để đảm bảo sản phẩm an toàn và chất lượng. Vậy có những quy định gì về GMP mà doanh nghiệp sản xuất...
Mức phí bảo vệ môi trường với các cơ sở xả khí thải là 3 triệu đồng/năm
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo quy định mới này là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh...