Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Trả lời điểm mạnh, điểm yếu trong một cuộc phỏng vấn

Câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu có lẽ là một trong những câu hỏi kinh điển được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng nhất trong các cuộc phỏng vấn. 

Thế nào là điểm mạnh? 

Điểm mạnh (Strengths) là tất cả những thế mạnh nổi trội mà bạn sở hữu. Điểm mạnh có thể được chia thành nhiều loại: điểm mạnh trong tính cách, điểm mạnh trong tư duy, điểm mạnh trong hành động…

Cụ thể, điểm mạnh được thể hiện qua một số phẩm chất và kỹ năng như:

  • Trình độ chuyên môn giỏi;
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Thành thạo tin học văn phòng;
  • Tinh thần trách nhiệm cao;
  • Khả năng tư duy sáng tạo;
  • Trung thực, đáng tin cậy;
  • Nhiệt tình, hăng hái, chịu được áp lực công việc cao;
  • Vui vẻ, tích cực với mọi người xung quanh;
  • Tinh thần cầu tiến;
  • Thành thạo những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng đàm phán, thương lượng…
  • Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ;
  • Có nhiều tài lẻ (biết ca hát, chơi đàn, chơi sáo, làm MC,..);

Bạn có thể khám phá những điểm mạnh của mình thông qua lời nhận xét của mọi người xung quanh như giảng viên hướng dẫn, cấp trên, người trực tiếp hướng dẫn bạn trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, những người từng cộng tác với bạn…

Thế nào là điểm yếu?

Điểm yếu (Weakness) là những thiếu sót trong tính cách, kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà bạn cần sửa chữa và loại bỏ. Một số điểm yếu phổ biến có thể kể đến như:

  • Nhạy cảm quá mức;
  • Bảo thủ, không biết lắng nghe và tôn trọng góp ý của người khác;
  • Sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân;
  • Mất kiên nhẫn, cả thèm chóng chán;
  • Không có chính kiến;
  • Làm việc và ra quyết định thiên về cảm tính;
  • Làm việc qua loa, không cẩn thận;
  • Dễ nổi nóng và mất bình tĩnh;

Cách trả lời điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi đi phỏng vấn

Là con người thì không ai hoàn hảo, ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nhưng phải trả lời làm sao để vừa khoe khéo lợi thế của bản thân mà không bị đánh giá là “nổ”, vừa có thể thừa nhận điểm yếu mà không bị xem là kém cỏi? 

Cách trả lời về điểm mạnh

Khi trả lời câu hỏi về điểm mạnh, đừng bao giờ trả lời một cách chung chung, qua loa như “Tôi có 2 điểm mạnh là có tinh thần trách nhiệm cao và có kỹ năng làm việc nhóm”. Đây là một câu trả lời vừa nhàm chán, vừa không có tính thuyết phục. Thay vào đó, bạn hãy thêm thắt một số dẫn chứng và kết quả kèm theo để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy điều bạn đang nói là sự thật. 

Ví dụ: Một trong những điểm mạnh lớn nhất của tôi là có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tôi sẵn sàng hy sinh thời gian cá nhân và tìm mọi cách có thể miễn sao hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể, khi còn đảm nhận vị trí Graphic Designer trong công ty X, đã có trường hợp khách hàng yêu cầu tôi phải hoàn thành poster sớm hơn hạn chót ban đầu 5 ngày do chương trình bên phía khách hàng diễn ra sớm hơn dự kiến. Và sau đó tôi đã phải thức nguyên đêm 2 ngày liền để kịp hoàn thành sản phẩm, bởi tôi biết nếu tôi chậm trễ thì không chỉ hoạt động bên phía khách hàng bị ảnh hưởng mà uy tín của tôi, của doanh nghiệp tôi cũng bị liên lụy. 

Cách trả lời về điểm yếu

Trước đây, hẳn các bạn đã từng được khuyên hãy trả lời điểm yếu bằng điểm mạnh của bạn, như “Điểm yếu của tôi là quá cầu toàn, tôi không thể chịu được nếu kết quả không được hoàn hảo như tôi mong đợi”. Nhưng sự thực là giờ đây, sẽ không có nhà tuyển dụng nào cảm thấy hứng thú khi nghe câu trả lời như vậy nữa.

Bên cạnh đó, bạn cũng không được trả lời câu hỏi về điểm yếu một cách cợt nhả, đùa bỡn, chẳng hạn như “Điểm yếu của em là không có điểm yếu nào”. Câu trả lời như vậy có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không tôn trọng họ và dễ dàng đánh trượt bạn đó.

Ai trong chúng ta thì cũng đều có điểm yếu, nhưng người nào nhận thức được điểm yếu của mình và chủ động tìm cách cải thiện thì đó mới là người đáng trân trọng. Bởi vậy, khi hỏi câu hỏi này, người phỏng vấn có nhu cầu biết được rằng:

  • Ứng viên có tự nhận thức được những khuyết điểm của bản thân hay không?
  • Những khuyết điểm trên có ảnh hưởng tới vị trí công việc tuyển dụng hay không?
  • Ứng viên sẽ xử trí sao khi nhận thức được những điểm yếu đó?
  • Ứng viên đã hoàn toàn loại bỏ được điểm yếu này chưa?

Như vậy, kinh nghiệm khi trả lời câu hỏi này đó là, hãy đưa ra những khuyết điểm không làm ảnh hưởng tới vị trí ứng tuyển, đồng thời trình bày những kế hoạch mà bạn đã thực hiện để cải thiện điều đó. 

Ví dụ: Tôi có một tật xấu là dễ nổi nóng. Nếu ai đó làm việc không như kỳ vọng của tôi, tôi thường cảm thấy vô cùng khó chịu và cần thời gian ngồi một mình để bình tĩnh lại. Sau khi nhận được lời khuyên của người bạn thân, tôi đã quyết định đăng ký tham gia một lớp học thiền. Tính đến nay đã được 5 tháng và tôi cảm thấy mình suy nghĩ tích cực hơn rất nhiều, không còn dễ bộc phát như trước nữa. Gần đây con gái của tôi mới làm vỡ bình hoa mà tôi rất thích, nhưng thay vì nổi cáu và mắng con, tôi đã kiềm chế được cơn giận của mình và bình tĩnh ngồi nói chuyện với con về lỗi sai của nó. Tôi có thể nhận ra rằng điểm yếu này của mình đã cải thiện được khoảng 80% . Tôi sẽ cố gắng để loại bỏ tật xấu này trong tương lai gần.

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ