Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Ưu nhược điểm của HACCP là gì?

Hiện nay, tiêu chuẩn HACCP đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong ngành thực phẩm với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc áp dụng HACCP cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Vậy những ưu nhược điểm của HACCP là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

HACCP là gì? 

Tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn) là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Dựa trên các tiêu chuẩn được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX đề xuất. Tiêu chuẩn HACCP Codex 2020 được Uỷ ban Codex chính thức ban hành ngày 23/11/2020, mang số hiệu CXC 1-1969 Rev.5-2020. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn tương đương là TCVN 5603:2023 – Quy phạm thực hành các nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn mới thay thế cho phiên bản CAC/RCP 1-169, Rev.4-2003 (phiên bản tiếng Việt là TCVN 5603:2008).

Tiêu chuẩn này yêu cầu xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn tại các điểm cụ thể trong quy trình. Điều này bao gồm các mối nguy sinh học, hóa học hoặc vật lý. Nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn bằng cách xác định và kiểm soát chúng tại các điểm quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Việc áp dụng HACCP không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng cho các FBO. FBO bao gồm nhà sản xuất chính, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất và chế biến, bộ phận kho bảo quản thực phẩm/ hậu cần, người xử lý thực phẩm, nhà bán lẻ và thương nhân và các cơ quan có thẩm quyền, có nhu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm. 

Tiêu chuẩn HACCP dựa trên 7 nguyên tắc chính sau đây:

  • Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy (Hazard Analysis)
  • Nguyên tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn (Critical Control Points - CCP)
  • Nguyên tắc 3: Thiết lập giới hạn tới hạn cho từng CCP
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập quy trình giám sát CCP
  • Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục
  • Nguyên tắc 6: Xác minh hệ thống
  • Nguyên tắc 7: Lưu trữ hồ sơ và tài liệu
Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Ưu điểm của HACCP

1. Tuân thủ quy định pháp luật

Một trong những ưu điểm chính của HACCP là nó giúp các doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, HACCP có thể thay thế giấy phép VSATTP. Còn ở nhiều quốc gia, HACCP có xu hướng trở thành yêu cầu bắt buộc và các doanh nghiệp triển khai hệ thống HACCP có thể phải đối mặt với những hình phạt pháp lý nếu như không tuân thủ. 

2. Cải thiện an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp  xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn về an toàn thực phẩm, từ nguyên liệu thô đến thành phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm an toàn để tiêu thụ và giảm thiểu rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Cải thiện chất lượng sản phẩm

Hệ thống HACCP không chỉ chú trọng vào an toàn mà còn liên quan chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm. Việc kiểm soát chặt chẽ từng khâu sản xuất giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn, từ đó nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4. Tăng cường uy tín thương hiệu

Áp dụng HACCP tạo ra một hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp. Khách hàng ngày càng trở nên nhạy cảm với vấn đề an toàn thực phẩm, và một thương hiệu có cam kết mạnh mẽ đối với an toàn thực phẩm sẽ thu hút được sự chú ý và lòng tin từ người tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chứng nhận HACCP như một công cụ tiếp thị để nổi bật trong thị trường cạnh tranh.

5. Tiết kiệm chi phí

Việc đầu tư vào hệ thống HACCP có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài. Bằng cách giảm thiểu rủi ro và thiệt hại từ các sự cố an toàn thực phẩm, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí phát sinh từ việc thu hồi sản phẩm, khiếu nại từ khách hàng, và các khoản bồi thường liên quan. Một môi trường sản xuất an toàn cũng giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và lãng phí nguyên liệu.

6. Dễ dàng áp dụng

HACCP là một hệ thống linh hoạt có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, từ các nhà hàng nhỏ cho đến các nhà máy sản xuất quy mô lớn. Điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh quy trình HACCP theo đặc thù sản phẩm và điều kiện sản xuất của họ.

7. Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức

Áp dụng HACCP yêu cầu nhân viên được đào tạo bài bản về các quy trình an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên mà còn tạo ra một văn hóa an toàn trong tổ chức. Nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và cam kết với chất lượng sản phẩm.

8. Tăng cường tiếp cận thị trường

HACCP cũng có thể giúp các doanh nghiệp mở rộng sang các thị trường mới vì nó thể hiện cam kết về an toàn thực phẩm. Ở nhiều quốc gia, chứng nhận HACCP ngày càng trở nên bắt buộc và các doanh nghiệp không được chứng nhận có thể phải đối mặt với những hạn chế về khả năng bán sản phẩm của mình. Việc áp dụng HACCP giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường Quốc tế.

Tư vấn từ chuyên gia

Nhược điểm của HACCP

1. Độ phức tạp và tốn nhiều nguồn lực

Việc triển khai hệ thống HACCP có thể phức tạp hơn so với việc nhận giấy phép VSATTP, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Việc áp dụng HACCP đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều về thời gian và nguồn lực, bao gồm cả quá trình đào tạo nhân viên và quy trình giám sát. 

2. Yêu cầu kiến ​​thức chuyên môn cao

Việc triển khai HACCP hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết sâu sắc về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Cũng như các nguyên tắc, quy trình trong hệ thống HACCP. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn có thể thiếu kiến thức về tiêu chuẩn và có thể cần phải thuê hoặc đào tạo nhân viên, làm tăng thêm chi phí.

3. Tập trung vào các mối nguy cụ thể

HACCP được thiết kế để kiểm soát các mối nguy cụ thể đã xác định. Nó có thể không giải quyết được các mối nguy không lường trước hoặc rủi ro mới nổi không được xác định trong quá trình phân tích mối nguy ban đầu.

4. Bảo trì và cập nhật liên tục

Kế hoạch HACCP phải được cập nhật liên tục để phản ánh những thay đổi trong quy trình, công nghệ và quy định. Việc cập nhập và bảo trì liên tục này có thể gây gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp.

5. Nguy cơ tự mãn

Khi hệ thống HACCP được triển khai, nhân viên có thể trở nên tự mãn cũng như chủ quan về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Việc này có thể dẫn đến không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trong quá trình sản xuất sản phẩm hay bất kỳ quá trình nào theo tiêu chuẩn HACCP. Từ đó, không thể đảm bảo được chất lượng của sản phẩm cuối cùng đưa đến tay người tiêu dùng.

6. Gánh nặng về tài liệu

Tiêu chuẩn HACCP yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ tất cả hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Từ những tài liệu, hồ sơ về các mối nguy, các biện pháp khắc phục đến những hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc đào tạo nhân viên… Việc lưu trữ quá nhiều hồ sơ, tài liệu có thể tốn nhiều thời gian và công sức khi tra cứu tài liệu . Điều này có nguy cơ tập trung vào việc duy trì tài liệu hơn là các biện pháp an toàn thực tế và cải tiến liên tục.

7. Không giải quyết mọi vấn đề về chất lượng

Mặc dù HACCP tập trung vào vấn đề an toàn, nhưng không bao hàm mọi khía cạnh về chất lượng sản phẩm. Vì tiêu chuẩn này tập trung nhiều hơn vào việc kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chứ chưa đảm bảo hoàn toàn về chất lượng của sản phẩm. Để có thể đảm về chất lượng doanh nghiệp nên áp dụng thêm các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001.

8. Phạm vi hạn chế

HACCP chủ yếu tập trung nhiều vào quy trình sản xuất. Còn các khía cạnh khác như xử lý sau sản xuất, phân phối và sử dụng của người tiêu dùng thường không được đề cập chi tiết. Như vậy, chưa thể đảm bảo rằng sản phẩm đã đạt chất lượng theo nhu cầu của người tiêu dùng.

9. Thách thức triển khai ban đầu

Giai đoạn triển khai hệ thống HACCP ban đầu có thể đặc biệt khó khăn. Vì nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi đáng kể về quy trình cũng như văn hoá nơi làm việc. Có nhiều nhân viên chống đối không chịu làm quen với quy trình, văn hoá mới làm kéo dài thời gian triển khai hệ thống đạt hiệu quả.

Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần hiểu được ưu, nhược điểm của HACCP? Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn HACCP, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.

  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
  • Hotline: 0968.038.122
  • Email: salesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

Workshop

02-04-2025

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

20-03-2025

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

19-03-2025

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

18-03-2025

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

18-03-2025

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ