Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Xuất khẩu phục hồi nhưng hàng Việt đối diện thách thức mới

Năm 2023, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn đạt được kết quả tốt khi xuất siêu năm thứ tám liên tiếp. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp cần nhanh nhạy chuyển đổi sang sản xuất xanh để phù hợp với xu thế, bởi hàng hóa của Việt Nam sẽ không được khách hàng lựa chọn và bị loại khỏi chuỗi cung ứng nếu không đạt tiêu chuẩn “xanh”.

Nhiều tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đánh giá: Năm 2023 là một năm có khá nhiều khó khăn. Tổng cầu Thế giới giảm mạnh, thương mại xuất nhập khẩu của nước ta cũng như các nước đều chịu ảnh hưởng tiêu cực, trị giá xuất khẩu giảm so với năm 2022. Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, các thị trường truyền thống để đẩy mạnh xuất khẩu.

Ước tính tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 681 tỉ USD, trong đó xuất khẩu ước tính đạt 354 tỉ USD, nhập khẩu ước tính đạt 327 tỉ USD. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ tám liên tiếp với mức thặng dư gần 27 tỉ USD, gấp hơn hai lần mức xuất siêu của năm 2022.

Cán cân thương mại xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu vì tình trạng khó khăn chung về đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải giảm quy mô sản xuất.

Trong bối cảnh kinh tế Thế giới gặp nhiều khó khăn, tổng cầu Thế giới sụt giảm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dù chưa đạt như kỳ vọng nhưng mức suy giảm đã được thu hẹp đáng kể. Kết quả này cũng góp phần tích cực vào cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỉ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Có được kết quả này, bên cạnh yếu tố vĩ mô Thế giới tích cực hơn, còn có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, các ngành liên quan. Các doanh nghiệp cũng chủ động, linh hoạt tận dụng tốt các cơ hội mang lại từ những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do, từng bước đa dạng hóa thị trường, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.

Xuất khẩu sang EU tồn tại nhiều cơ chế ràng buộc

Bước sang năm 2024, bối cảnh kinh tế Thế giới và trong nước đã có nhiều yếu tố tích cực hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất trong năm 2024. Vấn đề hàng tồn kho cao tại Mỹ và nhiều thị trường đang dần được khắc phục.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Các thị trường phát triển như Liên minh châu Âu (EU) đang rất chú trọng đến phát triển bền vững, hiện đã và đang đưa ra nhiều quy định mới như cơ chế điều chỉnh carbon, quy định chống phá rừng châu Âu..., điều này sẽ có tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng gần đây ở Biển Đỏ khiến các tuyến tàu phải đổi hướng cũng làm gia tăng thời gian và chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hàng hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các cơ chế

Việc EU ban hành các đạo luật mới về thuế carbon nói riêng và về chống biến đổi khí hậu nói chung đã có tác động rất lớn đến các quốc gia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam.

Đạo luật mới của EU có tên chính thức là cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) quy định trực tiếp về vấn đề thuế carbon sẽ được áp dụng đối với nhóm mặt hàng có lượng phát thải cao.

CBAM bắt đầu áp dụng thí điểm từ ngày 01/10/2023, áp dụng với sáu nhóm sản phẩm gồm: nhôm, sắt thép, phân bón, xi măng, điện và hydrogen. Từ ngày 01/01/2026, các doanh nghiệp nhập khẩu vào EU sẽ phải khai báo số lượng hàng hóa nhập khẩu và lượng phát thải trong các hàng hóa đó. Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải xuất trình giấy chứng nhận CBAM tương ứng với lượng phát thải mới được đưa hàng vào EU.

Việc EU áp dụng CBAM, trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng tới bốn mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là thép, nhôm, xi măng, phân bón. Sau năm 2026, phạm vi của CBAM có thể được mở rộng, bao gồm tính cả thuế phát thải carbon gián tiếp và nhiều sản phẩm phát thải nhiều khí nhà kính ra môi trường như hóa chất hữu cơ, polyme (nhựa). Cuối cùng tất cả hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh trên thị trường mua bán phát thải của EU sẽ tác động mạnh đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Còn quy định mới của EU về chống mất rừng và suy thoái rừng áp dụng đối với một số nhóm mặt hàng nông lâm nghiệp. Gỗ, cà phê và cao su của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi quy định này khi xuất sang EU.

Tư vấn từ chuyên gia

Cần chuyển đổi xanh để tránh mất đơn hàng vào tay đối thủ

Giảm phát thải là một trong những yếu tố mới trong nhiều yếu tố để tạo nên khác biệt cho doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp nào có nhận thức nhanh nhạy, nắm bắt và có biện pháp chuyển đổi để thích ứng sẽ có lợi thế cao hơn. Đơn giản vì nếu không phải là doanh nghiệp xanh thì sẽ không được khách hàng lựa chọn và bị loại khỏi chuỗi cung ứng.

Trước đây ngành dệt may của Việt Nam tự hào đi trước các nước như Bangladesh, Campuchia. Tuy nhiên, bây giờ các nước đó đã đi trước chúng ta trong chuyển đổi xanh. Khi đơn hàng giảm đi, khách hàng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu của họ cao nhất, trong đó có yêu cầu về giảm phát thải. Do vậy, đơn hàng đã giảm vì nhu cầu đi xuống, lại còn bị mất vào tay các nước đối thủ.

Đăng ký ngay

Thấu hiểu những thách thức mà doanh nghiệp Việt đang và sẽ phải đối mặt, KNA CERT cung cấp dịch vụ triển khai nhiều tiêu chuẩn xanh như tiêu chuẩn FSC®, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, tiêu chuẩn kiểm kê khí nhà kính ISO 14064, Mô-đun Môi trường Cơ sở Higg FEM,… Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.

Tin Mới Nhất

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

28-08-2024

KNA CERT thông báo nghỉ Lễ Quốc Khánh 2-9-2024

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024). KNA CERT xin thông báo lịch nghỉ lễ của Công Ty

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

20-08-2024

Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả

Duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 hiệu quả là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cam kết từ toàn bộ doanh nghiệp. Nếu như để được chứng nhận ISO 9001 là một quá trình...

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

20-08-2024

Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là lúc nào? Khi nào ISO sẽ ban hành phiên bản mới?

Trước câu hỏi “Thời hạn hết hiệu lực của ISO 9001:2015 là khi nào?” nhiều người sẽ nhầm lẫn với thời gian hết hiệu lực của chứng nhận ISO 9001:2015. Tuy nhiên hai khái niệm về thời hạn hiệu lực...

Workshop

19-08-2024

Workshop "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm"

THƯ MỜI THAM DỰ HỘI THẢO "Thực hành kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 cho ngành thực phẩm" Khí nhà kính hiện đang là nguyên nhân làm gia tăng sự 

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

14-08-2024

Chứng chỉ ISO 9001 là gì? Mẫu giấy chứng nhận chuẩn & Lợi ích khi sở hữu

Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng mình hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Vậy chứng chỉ ISO 9001 là gì và công ty nào cung cấp chứng...

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

13-08-2024

Điều khoản 9.2 ISO 14001: Đánh giá nội bộ EMS (Các yêu cầu chính)

Điều khoản 9.2 trong ISO 14001:2015 yêu cầu tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra hiệu quả của Hệ thống quản lý môi trường (EMS). Hãy tìm hiểu các yêu cầu chính mà Điều khoản...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ