Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Xuất khẩu rau quả sang EU: Phải tuân thủ quy định

Để xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, ngoài việc tìm hiểu quy định về thuốc bảo vệ thực vật thì khâu thiết kế bao bì sản phẩm cũng cần được quan tâm.

Liên minh châu Âu (EU) là một trong 4 thị trường xuất khẩu chiến lược nông sản của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU đã khởi sắc rõ rệt sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020.

EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ tư của Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), thị trường EU nhập khẩu rau quả 120 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, rau quả nhập khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU chỉ đạt 190 triệu USD/năm, chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nước ta.

Với thế mạnh là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, cũng là đất nước có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu cũng như nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường Quốc tế.

Khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, trừ những mặt hàng áp dụng hạn ngạch, hầu như mặt hàng nông sản chủ chốt như: hạt tiêu, hạt điều, rau quả, cà phê, cao su đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi so với quốc gia khác. Hiệp định EVFTA tạo nên lợi thế cạnh tranh, gia tăng sản lượng, đa dạng mặt hàng xuất khẩu. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung tối đa nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, tại thị trường EU, khâu hậu kiểm sản phẩm cực kỳ nghiêm ngặt. Một trong những tiêu chí quan trọng trong xuất khẩu nông sản sang thị trường EU là sản phẩm phải nằm trong ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép, các loại hóa chất tồn dư dưới mức quy định.

Tư vấn từ chuyên gia

60% cảnh báo của EU liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT, một trong những vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU chính là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Hồng nhấn mạnh: “Trong 10 tháng năm 2023, EU đã phát đi 3.900 cảnh báo cho tất cả các nước xuất khẩu nông sản sang thị trường EU. Trong đó Việt Nam có gần 60 cảnh báo. Với 40% cảnh báo về rau quả (chiếm 60% cảnh báo) liên quan đến vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tất cả các nước thành viên EU đã đặt ra một danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép áp dụng và mức tồn dư tối đa được phép trên thực phẩm. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam nhưng lại bị cấm ở EU.

Bên cạnh đó, những quy định về thuốc bảo vệ thực vật ở EU cũng thay đổi trong từng giai đoạn. Nhiều đối tượng gây hại nằm trong danh mục kiểm dịch của EU cũng đã có mặt tại Việt Nam. Nếu như những đối tượng này xuất hiện trong các lô hàng nông sản của Việt Nam xuất sang EU thì thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu sẽ vô cùng lớn.

Bàn về vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng phân tích, thị trường EU quy định rất rõ danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Khi nhà sản xuất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục quy định của EU thì lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản sẽ áp mức tồn dư tối đa cho phép vô cùng nhỏ (0,01mmg/kg hoặc thấp hơn). Còn nếu sử dụng thuốc có trong danh mục thì mức tồn dư lại cao. Do đó, doanh nghiêp xuất khẩu phải biết cách lựa chọn thuốc có trong danh mục mà EU quy định.

Còn theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Bảo vệ thực vật, các đơn vị xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu về các quy định xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, phải bắt đầu từ giai đoạn sản xuất hàng hóa, chứ không phải sản xuất xong hàng hóa mới tìm hiểu.

Doanh nghiệp xuất khẩu ngoài việc tìm hiểu quy định về thuốc bảo vệ thực vật thì khâu thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm phù hợp với thị trường và thân thiện với môi trường cũng cần được quan tâm. Hiện nay, EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ tư của Việt Nam và dự đoán trong tương lai gần có thể vươn lên vị trí cao hơn nhờ việc hưởng các ưu đãi theo hiệp định EVFTA.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần cập nhật thường xuyên và tuân thủ các quy định của EU. Điều này không chỉ giúp cho nông sản Việt tạo được uy tín mà còn là nền tảng để có thể mở rộng, chinh phục thêm các thị trường xuất khẩu trên thế giới, từ đó nâng cao vị thế cho nông sản Việt.

Nhận ngay kháo học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Nếu doanh nghiệp đang cần tìm hiểu về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hoặc các quy định cần tuân thủ khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Châu Âu, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được cung cấp thông tin mới nhất. 

 

Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác 

03-06-2025

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác 

Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm! 

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh 

03-06-2025

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh 

Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT. 

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR 

03-06-2025

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR 

Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay! 

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may 

29-05-2025

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may 

Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững

29-05-2025

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững

Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019) 

29-05-2025

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019) 

Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay! 

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ