4 cách xử lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả
Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu, và khí nhà kính là tác nhân chính gây ra hiện tượng này. Trong đó, chất thải có thể được xem là một nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể. Quản lý và xử lý chất thải hiệu quả không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần quan trọng vào việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính, bảo vệ bầu khí quyển. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về những biện pháp xử lý chất thải giảm thải khí nhà kính hiệu quả nhất.
Các loại chất thải phát thải khí nhà kính
Chất thải góp phần tạo ra khí nhà kính thông qua nhiều quá trình khác nhau, từ phân hủy sinh học, xử lý rác, đốt rác lấy năng lượng đến các hoạt động công nghiệp. Khi không được quản lý và xử lý đúng cách, chất thải có thể trở thành nguồn phát thải lớn của các loại khí như CO2 (Carbon Dioxide), CH4 (Methane) và N2O (Nitrous Oxide). Dưới đây là các loại chất thải chính gây phát thải khí nhà kính:
- Rác thải hữu cơ: Bao gồm thực phẩm thừa, lá cây, phân động vật và các vật liệu sinh học khác. Khi rác hữu cơ bị phân hủy trong môi trường yếm khí (thiếu Oxy), quá trình lên men sinh ra khí Methane (CH4) – loại khí nhà kính có khả năng giữ nhiệt cao gấp 25 lần so với trong vòng 100 năm. Các bãi chôn lấp không kiểm soát thường là nguồn phát thải Methane lớn nhất từ rác hữu cơ.
- Rác thải công nghiệp: Rác thải công nghiệp từ các ngành sản xuất như xi măng, luyện kim, hóa chất, dệt may và chế biến thực phẩm là nguồn phát thải lớn các khí nhà kính trong quá trình xử lý chất thải.
- Chất thải y tế: Bao gồm kim tiêm, bông băng, chai lọ thuốc, và các vật liệu nhiễm khuẩn từ bệnh viện, phòng khám. Việc xử lý chất thải y tế chủ yếu bằng phương pháp đốt, nếu không được kiểm soát đúng cách có thể sinh ra khí CO2, dioxin và furan – những chất cực kỳ độc hại và có thể góp phần vào biến đổi khí hậu.
- Chất thải điện tử: Gồm điện thoại, máy tính, tivi, pin, linh kiện điện tử cũ… Nếu không được tái chế đúng cách, các hợp chất chứa trong chúng như khí làm lạnh (CFC, HFC), kim loại nặng có thể bay hơi hoặc bị đốt cháy, tạo ra khí nhà kính có sức tàn phá môi trường cao.
Phương pháp xử lý chất thải giúp giảm phát thải khí nhà kính
Việc áp dụng các phương pháp xử lý chất thải tiên tiến không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần đáng kể vào việc cắt giảm lượng khí nhà kính thải ra từ quá trình phân hủy, đốt rác và xử lý chất thải. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả xử lý rác thải giúp giảm phát thải khí nhà kính:
1. Tái chế và ủ phân
Quá trình tái chế giúp giảm lượng rác thải cần chôn lấp hoặc đốt, từ đó hạn chế phát thải CO2 từ các bãi rác hoặc nhà máy xử lý chất thải. Ví dụ, việc tái chế nhựa, kim loại và giấy giúp tiết kiệm năng lượng sản xuất nguyên liệu mới, từ đó giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.
Thay vì đưa rác thải hữu cơ vào bãi chôn lấp, việc ủ phân giúp hạn chế sự phân hủy yếm khí – quá trình tạo ra khí Methane (CH4). Ngoài ra, phân hữu cơ tạo ra từ quá trình này có thể được sử dụng làm phân bón tự nhiên, cải thiện độ phì nhiêu của đất mà không cần dùng phân bón hóa học, giúp giảm phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp.
Các biện pháp cụ thể áp dụng cho việc tái chế và ủ phân
- Thực hiện các chính sách như Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Grac theo cơ chế PAYT trả tiền theo khối lượng phát thải và thuế bãi rác
- Thực hiện tách nguồn
- Quy định nhằm thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm tái chế
- Quy định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu
- Quy định nhằm thúc đẩy phân bón tự nhiên
- Các động lực kinh tế hỗ trợ cho các quy định trên
- Chính phủ hỗ trợ thu gom và thu hồi các phân đoạn cụ thể
2. Bãi chôn lấp có kiểm soát
Các bãi chôn lấp hiện đại được thiết kế với hệ thống che phủ và thoát nước tốt, giúp kiểm soát quá trình phân hủy rác thải và hạn chế sự phân hủy yếm khí – nguyên nhân chính gây phát thải khí Methane. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp này còn được trang bị lớp lót bảo vệ, có tác dụng ngăn chặn rò rỉ nước rỉ rác chứa các chất ô nhiễm nguy hiểm ra môi trường, từ đó giảm nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.
Các chính sách, biện pháp, công cụ để thực hiện kế hoạch bãi chôn lấp có kiểm soát
- Quy định nhằm hạn chế lượng rác thải chôn lấp
- Các công cụ kinh tế để ngăn chặn việc chôn lấp
- Quy định nhằm thúc đẩy các giải pháp thay thế bãi chôn lấp như tái chế và thu hồi năng lượng
3. Bãi chôn lấp vệ sinh có thu hồi khí Methane
Các bãi chôn lấp hiện đại không chỉ kiểm soát quá trình phân hủy rác mà còn được trang bị hệ thống thu hồi khí Methane. Thay vì để khí CH4 bay vào khí quyển, góp phần làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, hệ thống này thu gom và chuyển hóa khí thành năng lượng, có thể sử dụng làm nhiên liệu đốt. Việc thu hồi và tái sử dụng khí CH4 từ bãi rác không chỉ giúp giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính mà còn tạo ra một nguồn năng lượng tái tạo hữu ích, góp phần vào quá trình phát triển bền vững.
Công nghệ khí hóa sinh học (biogas) là một giải pháp xử lý rác thải hữu cơ hiệu quả, trong đó rác thải được phân hủy trong các bể lên men sinh học để tạo ra khí biogas, chủ yếu là methane. Loại khí này có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho nấu ăn, sản xuất điện hoặc cung cấp năng lượng cho hệ thống sưởi, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ này là giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, do hạn chế quá trình phân hủy yếm khí của rác hữu cơ trong bãi rác, đồng thời tận dụng năng lượng từ chất thải để tái sử dụng một cách hiệu quả.
4. Sử dụng năng lượng từ rác thải
Công nghệ đốt rác phát điện không chỉ giúp giảm đáng kể lượng rác phải chôn lấp mà còn tận dụng nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt rác để sản xuất điện. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt là trong việc giảm phát thải khí nhà kính bằng cách thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện. Bên cạnh đó, nó giúp hạn chế lượng rác thải tồn đọng, qua đó giảm diện tích cần thiết cho các bãi chôn lấp. Hơn nữa, đốt rác phát điện còn tạo ra nguồn năng lượng tái tạo, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, góp phần vào sự phát triển bền vững và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Lợi ích của việc xử lý chất thải, giảm phát thải khí nhà kính
Việc áp dụng các phương pháp xử lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho môi trường và con người. Một hệ thống xử lý chất thải hiệu quả góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính, giúp xây dựng một môi trường sống bền vững.
1. Giảm ô nhiễm môi trường
Rác thải không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và không khí. Khi rác thải bị chôn lấp bừa bãi hoặc đốt không kiểm soát, các chất độc hại như dioxin, furan và kim loại nặng có thể phát tán vào không khí, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và động vật.
Việc xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến giúp kiểm soát lượng khí độc thải ra từ quá trình phân hủy hoặc đốt rác. Các bãi chôn lấp có kiểm soát và hệ thống thu hồi khí methane giúp hạn chế phát tán khí nhà kính, đồng thời tận dụng nguồn khí này làm năng lượng tái tạo. Ngoài ra, xử lý nước rỉ rác và tách lọc các thành phần nguy hại trong rác cũng giúp bảo vệ nguồn nước và đất khỏi ô nhiễm hóa chất độc hại.
2. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Rác thải không đơn thuần chỉ là vật bỏ đi, mà còn chứa nhiều nguyên liệu có thể tái sử dụng. Tái chế giúp giảm nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên như gỗ, kim loại, dầu mỏ và khoáng sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và hạn chế tình trạng cạn kiệt tài nguyên.
Chẳng hạn, việc tái chế giấy giúp giảm khai thác rừng, trong khi tái chế nhôm, sắt thép giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với việc khai thác và tinh luyện kim loại mới. Tái chế nhựa cũng giúp giảm nhu cầu sản xuất nhựa mới từ dầu mỏ, góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp hóa dầu.
Bên cạnh đó, việc tận dụng chất thải hữu cơ để sản xuất phân bón tự nhiên giúp giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học, từ đó hạn chế ô nhiễm môi trường do hóa chất nông nghiệp.
3. Giảm phát thải khí nhà kính
Xử lý chất thải hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt là các loại khí như CO2, CH4 và N2O. Các bãi chôn lấp không kiểm soát thường tạo ra lượng lớn khí methane từ quá trình phân hủy chất hữu cơ. Khí methane có khả năng giữ nhiệt gấp 25 lần so với CO2, do đó nếu không được thu gom và xử lý, nó sẽ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu.
Việc áp dụng công nghệ xử lý rác tiên tiến như khí hóa sinh học (biogas), đốt rác phát điện và thu hồi khí methane giúp giảm đáng kể lượng khí nhà kính thải ra môi trường. Đồng thời, việc thúc đẩy tái chế và tái sử dụng cũng góp phần giảm phát thải CO2 từ quá trình sản xuất nguyên liệu mới.
Ngoài ra, các chính sách và quy định khuyến khích doanh nghiệp và người dân giảm thiểu rác thải, phân loại rác tại nguồn và sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ giúp kiểm soát lượng khí thải nhà kính trong dài hạn, góp phần hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu.
Xử lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính góp phần lớn trong công tác bảo vệ môi trường. Áp dụng các phương pháp tiên tiến như tái chế, ủ phân, thu hồi khí từ bãi rác, sử dụng năng lượng từ rác,… là những giải pháp thiết thực để hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Nếu bạn đang quan tâm tới dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính, vui lòng liên hệ với KNA CERT để được hỗ trợ sớm nhất.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất

Hội thảo "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa
Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...