Chứng chỉ ISO 14001 có thời hạn bao lâu?
Việc sở hữu chứng chỉ ISO 14001 đã trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên chứng chỉ này không có hiệu lực vĩnh viễn. Vậy chứng chỉ ISO 14001 có thời hạn là bao lâu? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
ISO 14001 là gì?
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về môi trường quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cho doanh nghiệp trong việc thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental Management System).
Mục đích chính của tiêu chuẩn ISO 14001 là giúp tổ chức quản lý tác động tiêu cực tới môi trường và tăng khả năng phát triển bền vững của họ. Đồng thời giảm thiểu rủi ro môi trường, giảm chất thải và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có hiệu lực từ ngày nào?
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 chính thức có hiệu lực vào ngày 15/9/2015. Tính tới thời điểm hiện tại, ISO 14001:2015 là phiên bản duy nhất có hiệu lực chứng nhận. Điều này có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp muốn đạt được chứng chỉ ISO 14001 đều phải tuân thủ các yêu cầu của phiên bản ISO 14001:2015.
So với phiên bản trước đó, ISO 14001:2015 có rất nhiều thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn với những thay đổi nhanh chóng của môi trường. Một số thay đổi quan trọng có thể kể đến như:
- Sự cam kết từ ban lãnh đạo
- Sự liên kết chặt chẽ hơn với định hướng chiến lược
- Tập trung vào nhiều khía cạnh môi trường hơn
- Trao đổi thông tin hiệu quả hơn, được thúc đẩy thông qua chiến lược truyền thông
- Tiếp cận dựa trên tư duy rủi ro và cơ hội
- Cải tiến liên tục
Có thể khẳng định rằng ISO 14001:2015 đã thiết lập khuôn khổ toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý và kiểm soát các tác động của mình tới môi trường. Và chứng chỉ ISO 14001 chính là minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất gắn với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Đối tượng áp dụng ISO 14001 - Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 không?
Chứng chỉ ISO 14001 là gì?
Chứng chỉ ISO 14001 là chứng chỉ quốc tế được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Chứng chỉ này cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức đã triển khai thành công hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001.
Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh hay quá trình sản xuất của tổ chức đã đáp ứng những yêu cầu của ISO 14001 và luôn hướng tới việc tuân thủ các quy định về pháp luật và phát triển bền vững.
Chứng chỉ ISO 14001 có thời hạn trong bao lâu?
Chứng chỉ ISO 14001 có thời hạn trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp. Trong khoảng thời gian ấy, doanh nghiệp vẫn phải duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường.
Để đảm bảo rằng hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt và tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ. Những cuộc đánh giá này thường sẽ diễn ra từ 6 - 12 tháng/lần tuỳ thuộc vào tổ chức chứng nhận.
Trong quá trình đánh giá giám sát, nếu tổ chức chứng nhận phát hiện ra rằng doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các yêu cầu hoặc không duy trì hệ thống quản lý môi trường như đã cam kết thì chứng chỉ ISO 14001 có thể bị thu hồi. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mất đi một chứng nhận quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín và khả năng mở rộng thị trường.
Sau khi chứng chỉ ISO 14001 hết hạn (sau 3 năm), doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá tái chứng nhận để tiếp tục duy trì chứng chỉ. Đánh giá tái chứng nhận sẽ là một cuộc kiểm tra toàn diện hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp. Điều này để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 mới nhất.
Lợi ích doanh nghiệp nhận được từ chứng chỉ ISO 14001
Việc đạt được chứng chỉ ISO 14001 không chỉ thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với môi trường mà còn mang lại những lợi ích đáng kể, bao gồm:
- Tăng hiệu quả hoạt động: Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và năng lượng tiêu thụ, từ đó tiết kiệm chi phí đáng kể. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 còn giúp các quy trình hoạt động trở nên trơn tru hơn, rút ngắn thời gian và giảm thiểu lãng phí.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Chứng nhận ISO 14001 là minh chứng rõ ràng cho thấy cam kết của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường. Điều này giúp tăng cường uy tín và niềm tin của khách hàng, đối tác và cộng đồng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường sang các nước khác như Anh, Mỹ, Nhật Bản,....
- Tuân thủ pháp luật: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về môi trường. Việc xác định và tuân thủ các yêu cầu pháp luật giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ doanh nghiệp khỏi rắc rối pháp lý.
- Cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan: Việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng. Bên cạnh đó, một môi trường làm việc an toàn và thân thiện với môi trường sẽ giúp thu hút nhân tài, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.
Làm thế nào để nhận được chứng chỉ ISO 14001?
Quá trình đạt được chứng chỉ ISO 14001 có thể là một thách thức. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị và lập kế hoạch tốt, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.
Các bước để đạt được chứng chỉ ISO 14001 thường bao gồm:
- Bước 1 - Tiến hành phân tích khoảng cách ban đầu để xác định những lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn cần cải thiện để đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001.
- Bước 2 - Phát triển kế hoạch thực hiện và lựa chọn đội ngũ làm việc cho quá trình đạt chứng chỉ ISO 14001.
- Bước 3 - Phát triển và triển khai hệ thống quản lý môi trường đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001 và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.
- Bước 4 - Tiến hành đánh giá nội bộ để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp đang vận hành đúng hướng.
- Bước 5 - Liên hệ với tổ chức chứng nhận được công nhận về năng lực, để tiến hành đánh giá trước nhằm xác định những chênh lệch trước khi tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức.
- Bước 6 - Tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức để xác minh tính phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001.
Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về thời hạn của chứng chỉ ISO 14001. Qua đó có thể giúp doanh nghiệp của bạn có những bước chuẩn bị tốt nhất để nhận được và duy trì chứng chỉ ISO 14001.
>>> Xem thêm: Đối tượng áp dụng ISO 14001 - Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 không?
Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp vướng mắc trong quá trình chứng nhận ISO 14001, xin vui lòng liên hệ với KNA CERT qua số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được giải đáp nhanh chóng.
Tin Mới Nhất

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN BSCI - THÔNG TIN CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP
Tiêu chuẩn BSCI đã trở thành một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết về trách nhiệm xã hội. Vậy nội dung tiêu chuẩn BSCI gồm những gì? Bài viết dưới đây, KNA CERT sẽ cung...

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Giải đáp chuẩn
Tìm hiểu giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp, quy trình, thẩm quyền & cách chọn đơn vị uy tín. Click ngay để được tư vấn miễn phí!

DANH SÁCH CÁC KHO XƯỞNG ĐẠT CHUẨN HACCP TẠI VIỆT NAM
Theo báo cáo, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của kho xưởng và áp dụng quy trình HACCP nhằm tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng thực phẩm và đáp ứng...

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng
Tìm hiểu mục đích của ISO 9001 theo tổ chức ISO: vì sao tiêu chuẩn này được xây dựng và vai trò thực sự trong quản lý chất lượng.

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”