Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Đối tượng áp dụng ISO 14001 - Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 không?

Việc áp dụng ISO 14001 không chỉ là một xu hướng, mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với những doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Tuy nhiên bạn có biết đối tượng áp dụng ISO 14001 là những ai không? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Khái quát về tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 và được cập nhật vào các năm 2004, 2015. Tiêu chuẩn này là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được thiết kế để thúc đẩy và hướng dẫn cách tiếp cận quản lý môi trường. 

ISO 14001 cung cấp các hướng dẫn để xem xét tới nhiều khía cạnh môi trường liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Từ đó đưa ra các yêu cầu cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất ấy đến môi trường. Đồng thời, tiêu chuẩn ISO 14001 cũng thúc đẩy đánh giá cách quản lý doanh nghiệp của bạn với các tình huống khẩn cấp, mối quan hệ với cộng đồng địa phương,...

Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 14001 có thể giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giảm chi phí hoặc lãng phí và mang lại sự an tâm cho các bên liên quan.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

>>>Xem thêm: Xây dựng ISO 14001 cho doanh nghiệp [Khó khăn & Hướng dẫn thực hiện]

Đối tượng áp dụng ISO 14001

ISO 14001 được xây dựng và áp dụng cho mọi doanh nghiệp khác nhau, không dành riêng cho bất kỳ một đối tượng cụ thể nào cả. Đó có thể là doanh nghiệp sản xuất, tổ chức phi chính phủ, công đoàn,... Họ là những người quan tâm đến việc cải thiện hệ thống sản xuất, quản lý và hoạt động của mình như một cách để kiểm soát tốt hơn các tác động tiêu cực đến môi trường. 

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này một cách dễ dàng, phù hợp với điều kiện của tổ chức trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại. Nói một cách cụ thể thì ISO 14001 dành cho mọi đối tượng có nhu cầu thiết lập và ứng dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental Management System) vào tổ chức của mình, bất kể quy mô, cách thức, lĩnh vực hoạt động,... 

Có nhóm doanh nghiệp nào bắt buộc làm ISO 14001 không?

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định các tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001. Bao gồm:

Nhóm I:

  1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
  2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
  3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
  4. Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học; 
  5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài; 
  6. Thuộc da; 
  7. Lọc hóa dầu; 
  8. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân; 

Nhóm II:

  1. Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
  2. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất; 
  3. Sản xuất pin, ắc quy; 
  4. Sản xuất clinker;

Nhóm III:

  1. Chế biến mủ cao su; 
  2. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
  3. Chế biến mía đường; 
  4. Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
  5. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
Đăng ký ngay

Lợi ích ISO 14001 đem lại cho những doanh nghiệp áp dụng

  • Cải thiện hiệu suất môi trường: Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể tác động tiêu cực lên môi trường. Điều này thể hiện qua việc giảm lượng khí thải, chất thải, tiết kiệm năng lượng và nước. Bên cạnh đó, ISO 14001 còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm lãng phí và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường mà còn góp phần bảo vệ hành tinh.
  • Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Một doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14001 sẽ được khách hàng, đối tác và cộng đồng đánh giá cao về trách nhiệm xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực, thu hút khách hàng và đối tác có cùng quan điểm về phát triển bền vững.

  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc sở hữu chứng nhận ISO 14001 là một lợi thế cạnh tranh đáng kể. Ngày càng nhiều khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, yêu cầu nhà cung cấp phải có chứng nhận này. Bên cạnh đó, ISO 14001 cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng tham gia vào các chuỗi cung ứng bền vững.
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp xác định và giảm thiểu các rủi ro môi trường tiềm ẩn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng mà còn giảm thiểu chi phí liên quan đến việc khắc phục sự cố và xử lý các vấn đề pháp lý.
  • Cải thiện quản lý và hiệu quả hoạt động: ISO 14001 cung cấp một khuôn khổ để doanh nghiệp cải thiện quy trình làm việc, tối ưu hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận.

>> ISO 14001 tại Việt Nam-Thực trạng áp dụng ISO 14001 trong doanh nghiệp

Tư vấn từ chuyên gia

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà KNA CERT cung cấp tới Quý Doanh Nghiệp về đối tượng áp dụng ISO 14001. Nếu có bất kỳ vướng mắc hay khó khăn trong quá trình triển khai ISO 14001, xin vui lòng liên hệ với KNA CERT qua số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ chi tiết.

Tin Mới Nhất

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN BSCI - THÔNG TIN CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP 

29-04-2025

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN BSCI - THÔNG TIN CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP 

Tiêu chuẩn BSCI đã trở thành một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết về trách nhiệm xã hội. Vậy nội dung tiêu chuẩn BSCI gồm những gì? Bài viết dưới đây, KNA CERT sẽ cung...

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Giải đáp chuẩn 

28-04-2025

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp? Giải đáp chuẩn 

Tìm hiểu giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp, quy trình, thẩm quyền & cách chọn đơn vị uy tín. Click ngay để được tư vấn miễn phí! 

DANH SÁCH CÁC KHO XƯỞNG ĐẠT CHUẨN HACCP TẠI VIỆT NAM

28-04-2025

DANH SÁCH CÁC KHO XƯỞNG ĐẠT CHUẨN HACCP TẠI VIỆT NAM

Theo báo cáo, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của kho xưởng và áp dụng quy trình HACCP nhằm tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng thực phẩm và đáp ứng...

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng 

18-04-2025

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng 

Tìm hiểu mục đích của ISO 9001 theo tổ chức ISO: vì sao tiêu chuẩn này được xây dựng và vai trò thực sự trong quản lý chất lượng. 

Workshop

02-04-2025

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ