Cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp sản xuất bao bì
Nền kinh tế đã mở cửa trở lại kể từ khi triển khai tiêm vaccine COVID-19 trên diện rộng, trong đó dự báo thị trường bao bì sẽ khởi sắc hơn. Theo đó, ngành công nghiệp bao bì đóng gói được đánh giá sẽ có thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực này.
Ngành bao bì Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, sự phát triển của ngành hàng thực phẩm là yếu tố chính tác động đến ngành bao bì tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng hằng năm của ngành bao bì đang đạt ở mức cao, từ 15 - 20%/năm.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh ở Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày một tăng, nhiều chuỗi siêu thị nổi tiếng trong khu vực như Lotte, Aeon… cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Ngành thương mại điện tử mấy năm trở lại đây cũng phát triển như vũ bão. Tất cả những yếu tố trên cộng hưởng lại khiến nhà đầu tư chú trọng vào xưởng sản xuất bao bì ở Việt Nam. Nhiều công ty nước ngoài đã quyết định chọn Việt Nam làm thị trường mở rộng phát triển ngành sản xuất bao bì.
Theo quan điểm của Công ty TNHH Đầu tư Ứng dụng sản xuất Bao bì Việt, sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm tiếp tục là cơ hội lớn cho ngành bao bì phát triển. Tuy nhiên, ngành sản xuất bao bì Việt Nam cần đổi mới hơn nữa, đặc biệt là về công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường, đủ sức tham gia "chặng đua" chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt
Cùng quan điểm, Công ty cổ phần MP Pack, thành viên của Tập đoàn Tân Thành Đồng – doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất bao bì tại Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp nước ngoài nhận ra tiềm năng và cơ hội trong lĩnh vực bao bì nên đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Cụ thể như Tetra Park, một trong những doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn nhất Thế giới đã xây dựng nhà máy tại tỉnh Bình Dương với công suất lên tới 20 tỷ hộp giấy/năm.
Với chi phí lao động tương đối thấp, nhu cầu trong nước tăng cao trong khi chỉ có ít công ty nội địa đủ khả năng đầu tư công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất bao bì vì chi phí đầu tư khá cao, các công ty nước ngoài với ưu thế vượt trội có nhiều cơ hội đầu tư dài hạn tại Việt Nam trong lĩnh vực bao bì.
Dưới góc nhìn của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), do tiềm năng tăng trưởng lớn, nhưng mức độ tập trung ngành lại phân tán, chưa có doanh nghiệp có quy mô lớn về thị phần dẫn đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài liên tục thâu tóm doanh nghiệp trong nước nhờ nguồn lực tài chính mạnh.
Có thể kể các đến các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp bao bì nội địa của Tập đoàn SCG (Thái Lan). "Ông lớn" tới từ Thái Lan này đã không "tiếc tiền" khi chi hàng nghìn tỷ đồng để sở hữu những công ty bao bì lớn của Việt Nam như: Công ty Giấy Kraft Vina (nhà sản xuất bao bì lớn nhất tại Việt Nam), Công ty Bao bì AP, Công ty Sản xuất Bao bì Alcamax, Công ty Packamex, Công ty Công nghiệp Tân Á, Công ty Sản xuất nhựa Duy Tân, Công ty Bao bì Biên Hòa, Công ty Bao bì nhựa Tín Thành… VCBS cho biết, các doanh nghiệp Thái Lan và Nhật Bản là hai quốc gia đầu tư nhiều vào thị trường bao bì Việt Nam.
Doanh nghiệp bao bì Việt Nam đầu tư mở rộng sản xuất
Bên cạnh đó, với những điều kiện thuận lợi của ngành, nhiều doanh nghiệp bao bì nội địa khác cũng đang nắm bắt cơ hội tăng trưởng bằng việc mở thêm nhà máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Điển hình như Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán: DHC) đã mạnh tay đầu tư vào các dự án mới.
Theo đó, công ty có kế hoạch đầu tư 75 tỷ đồng vào máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản cho nhà máy giấy Giao Long và đầu tư 2,3 tỷ đồng cho nhà máy bao bì. Nhà máy Giao Long PM2 đã đi vào hoạt động ổn định, giúp tăng sản lượng giấy của công ty. Công ty cũng dự kiến đầu tư Công ty cổ phần Bao Bì Đông Hải với tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng. Dự kiến năm 2024 công ty bao bì này sẽ đi vào hoạt động chính thức sau hơn 2 năm xây dựng từ quý III/2021.
Cũng là một doanh nghiệp của Việt Nam, Công ty Cổ phần An Phát Xanh (mã chứng khoán: AAA) đang triển khai kế hoạch mở rộng công suất sản xuất bao bì, đặc biệt là bao bì tự hủy sinh học. Công ty cho biết sẽ đẩy mạnh thị trường xuất khẩu; trong đó, chú trọng các thị trường lớn như Châu Âu, Australia, Nhật Bản, Mỹ. Đồng thời, doanh nghiệp tiếp tục phát triển các sản phẩm nhựa thân thiện môi trường tại thị trường nội địa.
Trước diễn biến tích cực của thị trường bao bì, Công ty Cổ phần Thuận Đức (mã chứng khoán: TDP) cũng có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Hội đồng quản trị doanh nghiệp đã ban hành nghị quyết về việc đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất túi siêu thị xuất khẩu. Theo đó, công ty có thêm một nhà máy sản xuất vải PP không dệt, 4 nhà máy in ống đồng điện tử loại 9 màu tự động và các thiết bị phụ trợ cần thiết để sản xuất bao bì PP. Tổng vốn đầu tư của dự án này là hơn 150 tỷ đồng. Công ty sẽ mở rộng thêm 3 - 5 nhà máy phục vụ hoạt động xuất khẩu, hướng đến mục tiêu đạt doanh thu 7.000 tỷ đồng vào năm 2025.
Công ty Thuận Đức cho biết, thị trường kinh doanh nội địa ổn định tăng trưởng doanh thu cao, doanh số bán hàng bao bì nội địa thức ăn chăn nuôi và nông sản tăng trưởng cùng với bán hạt nhựa; thị trường xuất khẩu túi siêu thị shopping bag có sự hồi phục khá tích cực.
Áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất bao bì
Để kịp thời nắm bắt các cơ hội và mở rộng xuất khẩu, Công ty Cổ phần Thuận Đức đã áp dụng Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu GRS. Việc áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế là một trong những chiến lược phát triển trong giai đoạn mới của công ty. Tiêu chuẩn GRS đặt ra các yêu cầu về chứng nhận của bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình sản phẩm, hoạt động xã hội, môi trường và hạn chế về hóa chất. Bước đi này đánh dấu sự cam kết mạnh mẽ của Thuận Đức trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. KNA CERT vinh dự được đồng hành cùng Công ty Cổ phần Thuận Đức trên hành trình chứng nhận GRS.
→ Tìm hiểu chi tiết quá trình KNA đánh giá GRS (Pre-audit) cho Công ty CP Thuận Đức & Thuận Đức ECO
Có nhiều tiêu chuẩn Quốc tế khác nhau được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất bao bì như:
- ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng)
- ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường)
- ISO 22000 ((Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm)
- RCS (Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế)
- GRS (Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu)
- EN 15343 (Nhựa - Nhựa tái chế - Truy xuất nguồn gốc nhựa tái chế, đánh giá sự phù hợp và hàm lượng tái chế)
- …
Áp dụng những tiêu chuẩn Quốc tế không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng điều kiện nhập khẩu của những thị trường lớn như Châu Âu, Anh, Mỹ, Nhật Bản,…
Dưới đây là một số khách hàng tiêu biểu trong ngành bao bì của KNA CERT:
- Công ty CP Bao bì Hòa Phong
- Công ty TNHH Bao Bì Minh Nhựt
- Công ty CP Bao bì Đông Nam Việt
- Công ty TNHH Bao Bì Liên Hoàn Phát
- Công ty TNHH Sản xuất Bao bì Thực Nghiệp Thành Hòa
- Công ty TNHH Nguyên vật liệu Bao bì Đóng gói Vĩ Nguyệt Tân
- Công ty CP Công nghiệp Thương mại Sông Đà
- ….
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc chứng nhận theo các tiêu chuẩn trên, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất
Tin Mới Nhất

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng
Tìm hiểu mục đích của ISO 9001 theo tổ chức ISO: vì sao tiêu chuẩn này được xây dựng và vai trò thực sự trong quản lý chất lượng.

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...