Giới thiệu một số Tiêu chuẩn ngành Dệt May
Dệt may là một ngành nghề thiết yếu, đang dần chứng minh được vị thế tại thị trường Việt Nam. Vậy bạn có biết về các tiêu chuẩn ngành dệt may? Bài viết dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu này.
Áp dụng tiêu chuẩn ngành dệt may giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động
Tiêu chuẩn ngành dệt may - RCS
Hiện nay, một trong những tiêu chuẩn ngành dệt may được sử dụng nhiều nhất là RCS. Đây là tiêu chuẩn thường được áp dụng trong quá trình theo dõi nguyên liệu thô tái chế.
Nhờ áp dụng tiêu chuẩn này trong chuỗi cung ứng, các đơn vị sản xuất có thể xác định được lượng nguyên liệu tái chế. Đồng thời, thông qua tiêu chuẩn, các doanh nghiệp còn đảm bảo được về tính minh bạch trong thành phần của sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với người sử dụng.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - RDS
RDS là tiêu chuẩn ngành dệt may được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc nhưng lại tương đối phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - RWS
Đối với các sản phẩm len, RWS được xem là một trong những công cụ hoàn hảo giúp các thương hiệu khẳng định chất lượng của doanh nghiệp mình. Những mặt hàng gắn nhãn RWS sẽ tạo được sự yên tâm với người tiêu dùng bởi sự tương ứng giữa chất lượng và giá trị sản phẩm. Ngoài ra, nhờ tiêu chuẩn này, các đơn vị sản xuất còn tìm được nguồn len đáng tin cậy, giúp duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - WRAP
Tiêu chuẩn WRAP là gì? Tiêu chuẩn WRAP (Worldwide Responsible Accredited Production) là tiêu chuẩn Quốc tế về Trách nhiệm xã hội dành riêng cho doanh nghiệp trong ngành dệt may. Bài viết dưới đây của KNA CERT sẽ cung cấp các thông tin rõ hơn về đối tượng, yêu cầu cũng như lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi tuân thủ Bộ tiêu chuẩn WRAP.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - GRS
Đây là tiêu chuẩn giúp xác định thành phần tái chế của sản phẩm. Đây cũng là tiêu chuẩn có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động xã hội và môi trường nhờ đảm bảo hạn chế sử dụng hóa chất độc hại. Do vậy, doanh nghiệp có thể đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn trong lao động.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - GOTS
GOTS là tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu được. Tiêu chuẩn này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2006. Tiêu chuẩn được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo tình trạng hữu cơ của sản phẩm dệt may. Điều đặc biệt của GOTS là nó có thể áp dụng cho cả quá trình, từ lựa chọn nguyên liệu thô cho đến khâu sản xuất.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - OCS
OSC là tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp xác minh hàm lượng nguyên liệu hữu cơ trong sản phẩm. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn còn được áp dụng cho những sản phẩm có chứa 5 – 100% hàm lượng hữu cơ.
Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn OCS còn hỗ trợ các đơn vị sản xuất trong quá trình theo dõi hành trình của nguyên liệu xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - OEKO TEX
Để giảm thiểu lượng chất độc hại có trong các mặt hàng dệt, tiêu chuẩn OEKO TEX đã được thiết lập.
Để những sản phẩm của mình có thể gắn nhãn OEKO TEX, các doanh nghiệp, đơn vị cần phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra nghiêm ngặt, gắt gao. Tuy nhiên, bởi vì chứng nhận OEKO TEX chỉ có hiệu lực trong vòng một năm, các doanh nghiệp cần tiến hành gia hạn khi chứng nhận hết hiệu lực nếu muốn duy trì và đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - ISO 14001
Đây vốn là tiêu chuẩn quy định về vấn đề quản lý môi trường, được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này không chỉ hạn chế được những tác động xấu, mà còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Từ đó, chất lượng sản phẩm ngành may dệt được nâng cao, an toàn của người tiêu dùng cũng được đảm bảo.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - ISO 50001
Tiêu chuẩn này giúp các đơn vị sản xuất từng bước tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống quản lý năng lượng. Quá trình này được thực hiện thông qua ghi chép, xem xét, kiểm toán và phân tích.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - BSCI
BSCI được thiết lập bởi Hiệp hội Ngoại thương (FTA) vào năm 2003, có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng một diễn đàn chung. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho hầu hết các đơn vị, tổ chức mà không phân biệt loại hình hay quy mô.
Khi áp dụng BSCI vào ngành dệt may, môi trường làm việc lành mạnh sẽ được xây dựng, an toàn cho người lao động sẽ được đảm bảo.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - SMETA
Thông qua SMETA, các đơn vị có thể hạn chế được tình trạng chồng chéo, lẫn lộn trong việc đánh giá đạo đức và trách nhiệm xã hội.
Tiêu chuẩn ngành dệt may - Bluesign
Tiêu chuẩn góp phần quản lý chất lượng cũng như tính an toàn của sản phẩm một cách hiệu quả, giúp đảm bảo những chất hóa học độc hại sẽ không được sử dụng trong quá trình sản xuất các mặt hàng dệt may.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thêm thông tin về một số tiêu chuẩn ngành dệt may. Truy cập website https://knacert.vn/ để đọc thêm những bài viết khác.
Liên hệ hotline 0968.038.122 hoặc email salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ đăng ký khóa học về Tiêu ch
Tin Mới Nhất
Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”
Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T
Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất
Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...
Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến
Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...
ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn
Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...
Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi
Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...
Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính
Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...