ISO 45001 thay thế OHSAS 18001 - Tiêu chuẩn mới mang lại điều gì?
Việc ban hành ISO 45001 có ý nghĩa cung cấp khuôn khổ mới để xây dựng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tiên tiến hơn. Vậy những gì sẽ xảy ra khi ISO 45001 thay thế OHSAS 18001. Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
ISO 45001 thay thế OHSAS 18001
ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, chính thức ra mắt vào ngày 12 tháng 3 năm 2018, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này được phát triển để thay thế cho OHSAS 18001, nhằm cung cấp một khung quản lý toàn diện hơn và thống nhất hơn trên toàn cầu.
Tổ chức/doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001 trong vòng 3 năm. Và ngày 11 tháng 9 năm 2021 là thời điểm OHSAS 18001 chính thức hết hạn và không còn hiệu lực. Sau thời điểm này, các tổ chức vẫn áp dụng OHSAS 18001 sẽ cần phải chuyển sang ISO 45001 để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.
Những thay đổi của ISO 45001 so với OHSAS 18001
1. Cấu trúc cấp cao HLS
ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao (High-Level Structure - HLS). Điều này giúp tổ chức có thể tích hợp thêm các hệ thống quản lý khác một cách dễ dàng hơn. Cấu trúc cấp cao HLS bao gồm 10 Điều khoản như sau:
- Điều khoản 1: Phạm vi
- Điều khoản 2: Tài liệu tham khảo
- Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
- Điều khoản 5: Lãnh đạo
- Điều khoản 6: Lập kế hoạch
- Điều khoản 7: Hỗ trợ
- Điều khoản 8: Hoạt động
- Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất
- Điều khoản 10: Cải tiến
2. Các khái niệm mới được đưa vào từng mệnh đề riêng biệt
- Bối cảnh của tổ chức - Yêu cầu một cách tiếp cận chi tiết trong việc đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến tổ chức. Việc thay đổi quan hệ lao động, công nghệ mới, vật liệu và dịch vụ mới đến từ bên ngoài có thể gây ra rủi ro. ISO 45001 yêu cầu tổ chức phải xem xét tất cả các yếu tố đã đề cập, đánh giá chúng và quyết định những biện pháp cần thực hiện để phòng tránh hoặc giảm thiểu rủi ro.
- Lãnh đạo - Có sự tập trung mạnh mẽ vào ban quản lý cấp cao và lãnh đạo. Điều này có nghĩa là mọi người đều phải tham gia vào quá trình, xây dựng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, không chỉ các nhà lãnh đạo cấp cao mà còn ở mọi cấp độ của tổ chức.
- Thông tin dạng văn bản - Một khái niệm mới về tài liệu và hồ sơ cũng như các thông tin khác.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Phần thuật ngữ và định nghĩa cũng đã được sửa đổi để làm cho tiêu chuẩn phù hợp hơn với mọi tổ chức bất kể quy mô.
"Xác định mối nguy hiểm'' được thay thế bằng các thuật ngữ ''xác định rủi ro'' và ''kiểm soát rủi ro''. Vì thuật ngữ ''Xác định mối nguy hiểm'' hiếm khi được sử dụng riêng lẻ và chỉ tạo thành một cấp độ duy nhất của toàn bộ quy trình rủi ro.
Hành động phòng ngừa đã bị loại bỏ. Vì trọng tâm của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp và mục đích của nó là kiểm soát rủi ro, nên một hệ thống quản lý được triển khai đúng cách sẽ trở thành công cụ phòng ngừa chính.
Áp dụng ISO 45001 thay thế OHSAS 18001 mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
1. Giảm thiểu rủi ro
ISO 45001 tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao nhận thức của mọi người về rủi ro sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Tiêu chuẩn ISO 45001 cung cấp một khuôn khổ để bảo vệ người lao động cho các tổ chức ở mọi quy mô và ngành nghề.
Tiêu chuẩn mới này hướng dẫn và giúp các công ty sửa chữa hoặc giảm thiểu mọi vấn đề liên quan đến nhà máy, thiết bị, cơ sở và môi trường làm việc của họ. Bằng cách thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ISO 45001 , số lượng sự cố và tai nạn tại nơi làm việc sẽ giảm xuống và các tổ chức có thể tránh được các rủi ro pháp lý do vi phạm quy định về an toàn lao động.
2. Gia tăng lợi nhuận
Bằng cách kết hợp ISO 45001 vào hệ thống quản lý khác, chẳng hạn như ISO 9001 và ISO 14001.. ,, tổ chức có thể giảm thời gian gián đoạn và làm việc không hiệu quả do tai nạn và sự cố xảy ra. Đây là nền tảng để tổ chức phát triển môi trường làm việc an toàn và năng suất hơn, tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên , từ đó nâng cao lợi nhuận.
3. Có được lòng tin của khách hàng và đối tác
Khi doanh nghiệp tuân thủ tốt các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 45001, chứng tỏ doanh nghiệp đó đã cam kết đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động tại nơi làm việc. Cam kết này luôn được khách hàng và đối tác đánh giá cao và có thể giúp tăng lòng tin của họ với doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có khả năng giữ chân những khách hàng hiện tại đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình, đồng thời, cũng thu hút được nhiều khách hàng mới.
4. Kiểm soát nhà cung cấp và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
Mối nguy về an toàn lao động không chỉ nằm trong nội bộ của doanh nghiệp mà có thể tới từ các nhà cung cấp hoặc nhà thầu phụ bên ngoài. Bằng cách triển khai tiêu chuẩn ISO 45001, một tổ chức có thể xây dựng các biện pháp kiểm soát các nhà cung cấp của mình. Doanh nghiệp có thể yêu cầu các nhà cung cấp thiết lập và triển khai hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn theo ISO 45001 để cải thiện tổng thể chuỗi cung ứng.
5. Dễ dàng xuất khẩu hàng hóa
Việc ISO 45001 thay thế OHSAS 18001 giúp doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào sức khỏe và an toàn của người lao động, từ đó cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của mình.
Nhiều quốc gia và khu vực có các quy định chặt chẽ về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp là yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng nhận ISO 45001. ISO 45001 là cơ sở giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các rào cản để xuất khẩu hàng hoá vào những thị trường này.
Trên đây là những chia sẻ của KNA CERT về thông tin ISO 45001 thay thế OHSAS 18001. Hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích khi ISO 45001 thay thế OHSAS 18001. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc liên quan đến hai tiêu chuẩn trên, xin vui lòng với KNA CERT qua số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...
Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể
Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...
CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt
Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...