Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam – Thực trạng & Ví dụ điển hình

Kiểm kê phát thải khí nhà kính là bước đi đầu tiên và là nền tảng để doanh nghiệp biết được vị trí trong bản đồ giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, từ đó đưa ra những kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính hợp lý. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu về bức tranh kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam trong bài viết này.

Tổng quan 5 kỳ kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Việt Nam

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) từ năm 1994. Là một bên nước thành viên không thuộc Phụ lục I của Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm kiểm kê quốc gia khí nhà kính để gửi Ban Thư ký Công ước.

Kiểm kê quốc gia khí nhà kính là việc tính toán lượng khí nhà kính phát thải/hấp thụ trong một năm cụ thể (trước năm thực hiện tính toán) trên cơ sở thông tin, số liệu hoạt động về các nguồn phát thải được thu thập, thống kê trong các lĩnh vực và hệ số phát thải, không phải theo các kịch bản. Kết quả này chưa bao gồm việc tính lượng khí nhà kính giảm phát thải.

Triển khai quy định của Công ước, từ năm 2010 đến nay Việt Nam đã thực hiện 5 kỳ kiểm kê quốc gia khí nhà kính cho các năm cơ sở 2000, 2010, 2013, 2014 và 2016 phục vụ xây dựng các báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu và đã gửi Ban Thư ký Công ước theo quy định.

Việc thực hiện kiểm kê quốc gia khí nhà kính tuân thủ các hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính qua 5 kỳ kiểm kê, chưa bao gồm việc tính lượng khí nhà kính giảm phát thải, cụ thể:

  • Năm 2000: 150,9 triệu tấn CO2 tương đương;
  • Năm 2010: 264,2 triệu tấn CO2 tương đương;
  • Năm 2013: 259,0 triệu tấn CO2 tương đương;
  • Năm 2014: 278,7 triệu tấn CO2 tương đương;
  • Năm 2016: 316,7 triệu tấn CO2 tương đương.

Từ năm 2020 trở về trước, mặc dù chưa phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm phát thải khí nhà kính, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo triển khai các hoạt động giảm phát thải thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thông tin về các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam được tổng hợp, thể hiện trong Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba của Việt Nam gửi Ban Thư ký Công ước, được đăng tải trên trang thông tin điện tử của UNFCCC (https://unfccc.int/BURs).

Tuy nhiên, do chưa có yêu cầu về đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) kết quả giảm phát thải khí nhà kính nên số liệu thống kê về lượng giảm phát thải của các hoạt động chưa được thống kê chi tiết, đầy đủ.

Từ năm 2021 trở đi, Việt Nam cam kết giảm phát thải khí nhà kính so với mức phát thải theo kịch bản phát triển thông thường (BAU) đến năm 2030, bao gồm các chỉ tiêu giảm phát thải cụ thể cho từng lĩnh vực.

Các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính sẽ được đo đạc, báo cáo, thẩm định theo quy định của quốc tế và được công bố công khai trong thời gian tới.

Quy định Kiểm kê khí nhà kính của Việt Nam

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam là một trong các quốc gia đã tuyên bố mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. So với Báo cáo Đóng góp quốc gia tự quyết định 2020 (NDC 2020), NDC cập nhật 2022 (NDC2022) Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện đến năm 2030 từ 9% lên 15,8%; và đóng góp có điều kiện từ 27% lên 43,5% (so với kịch bản phát triển thông thường BAU).

Để đạt được mục tiêu đề ra, tại Việt Nam, ngoài các nhóm giải pháp kỹ thuật cụ thể, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình.

Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định, quyết định như Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon; Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu…

→ Xem thêm Quy định của pháp luật về kiểm kê khí nhà kính

Thực hiện Kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2024, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của nghị định năm 2022 của Chính phủ nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Các cơ sở này bao gồm: cơ sở có mức phát thải khí nhà kính 3.000 tấn Co2/năm tương đương trở lên; nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, tòa nhà thương mại có tổng lượng tiêu thụ năng lượng 1.000 tấn dầu tương đương (TOE)/năm trở lên; công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu 1.000 TOE/năm; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động 65.000 tấn/năm trở lên.

Theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg kèm Phụ lục, cả nước có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là Công Thương (công nghiệp sản xuất năng lượng, tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng, khai thác than, khai thác dầu và khí tự nhiên); Giao thông vận tải (tiêu thụ năng lượng trong vận hành, sử dụng các phương tiện giao thông vận tải); Xây dựng (tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng, các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng); Quá trình công nghiệp (sản xuất hóa chất, luyện kim, công nghiệp điện tử, sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác); Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và sử dụng đất (chăn nuôi, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất, trồng trọt, tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp); Chất thải (gồm bãi chôn lấp rác thải rắn, xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học, thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải, xử lý và xả nước thải).

Theo Phụ lục I, II, III và IV ban hành kèm danh mục cơ sở kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg, cả nước có tổng cộng 1.910 cơ sở phải kiểm kê phát thải khí nhà kính, trong đó, 1.660 cơ sở thuộc ngành Công Thương; 70 cơ sở thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải; 104 cơ sở thuộc lĩnh vực Xây dựng; 76 cơ sở thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

Tư vấn từ chuyên gia

Ví dụ điển hình các địa phương triển khai kiểm kê khí nhà kính tại Việt Nam

Các địa phương cũng đã triển khai nhiều hoạt động để phổ biến quy định về kiểm kê khí nhà kính tới các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn. Chẳng hạn như ở Đà Nẵng, đối chiếu quy định trên, theo dự thảo, TP Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần từ ngày 01/01/2024 gồm: 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành Tài nguyên và Môi trường và 3 công trình xây dựng.

Còn ở Đà Nẵng, ông Lê Văn Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An cho biết: Theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg, giai đoạn 2023-2024 Nghệ An có 29 cơ sở phải kiểm kê khí thải nhà kính. Tuy vậy, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định chuyển tiếp nên các cơ sở chưa phải lắp thiết bị quan trắc, kiểm đếm mà đang mời các đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ năng lực pháp lý. Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn các cơ sở xây dựng hồ sơ và định kỳ 2 năm 1 lần cập nhật lại tình hình tiêu thụ, sử dụng năng lượng để bổ sung vào danh sách hoặc rút khỏi danh sách cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính. Từ đầu năm 2025, quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính sẽ áp dụng làm cơ sở quản lý, giám sát và thu phí.

KNA CERT – Tổ chức hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách toàn cầu, Việt Nam cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Kiểm kê khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý lượng phát thải, góp phần thực hiện mục tiêu này.

Hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp, KNA CERT tự hào cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính uy tín, chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật và thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của KNA CERT?

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc về lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính, đã tư vấn và hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp trong việc thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải thành công.
  • Phương pháp khoa học: KNA CERT áp dụng các phương pháp khoa học, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14064-1, đảm bảo tính chính xác và tin cậy của kết quả kiểm kê.
  • Quy trình chuyên nghiệp: KNA CERT xây dựng quy trình kiểm kê khoa học, bài bản, đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
  • Dịch vụ trọn gói: KNA CERT cung cấp dịch vụ trọn gói từ A đến Z, bao gồm hướng dẫn, hỗ trợ thu thập dữ liệu, tính toán lượng phát thải, lập báo cáo và thẩm định kết quả
  • Chi phí hợp lý: KNA CERT báo giá hợp lý, cạnh tranh, phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ kiểm kê khí nhà kính của KNA CERT:

  • Tuân thủ pháp luật: Doanh nghiệp được đảm bảo tuân thủ đúng quy định về kiểm kê khí nhà kính của Việt Nam, tránh các vi phạm và chế tài xử phạt.
  • Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp: Doanh nghiệp thể hiện cam kết bảo vệ môi trường, nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu trước khách hàng, đối tác và cộng đồng.
  • Tiết kiệm chi phí: KNA CERT giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kiểm kê, tiết kiệm chi phí và thời gian.
  • Có cơ sở để xây dựng chiến lược giảm thiểu phát thải: Doanh nghiệp có được dữ liệu chính xác về lượng phát thải khí nhà kính, từ đó xây dựng chiến lược giảm thiểu hiệu quả.
Đăng ký ngay

Liên hệ ngay với KNA CERT ngay hôm nay theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được tư vấn và hỗ trợ kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính.

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ