Lợi thế phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam
Hội nghị cấp cao về công nghiệp bán dẫn đã được tổ chức vào chiều ngày 29/01/2023 tại NIC Hòa Lạc, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023). Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan liên quan tổ chức.
Hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp bán dẫn tới năm 2030
Hội nghị cấp cao về công nghiệp bán dẫn là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm thảo luận về thực trạng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Đặc biệt trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, và Việt Nam có đầy đủ điều kiện cũng như yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn. Trong đó có thể kể tới các ưu điểm như: hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Đây là cơ hội hiếm có để chúng ta cùng cụ thể hoá hợp tác đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao này tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp này đến năm 2030”.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã xác định phát triển nhanh và bền vững dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Từ chủ trương này, trong thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh phát triển toàn diện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo môi trường thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.
Để hiện thực hóa chủ trương trong việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam xác định phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị Toàn cầu.
Hội nghị có sự tham gia đông đủ của lãnh đạo các tập đoàn doanh nghiệp, tổ chức Quốc tế hàng đầu trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Quá trình chia sẻ, thảo luận đã đưa ra các góc nhìn đa dạng về xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trên Thế giới và định hướng phát triển cho Việt Nam, nhất là cách thức tháo gỡ các nút thắt để tạo đột phá phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam.
Lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Việt Nam có đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn như: Hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi. Chính phủ đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.
Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn; có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín trong lĩnh vực bán dẫn như: Đại học Quốc gia Hà Nội và Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, các doanh nghiệp lớn có nguồn lực và sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn: Viettel, VNPT, FPT, CMC.
"Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Đài Loan... Đặc biệt, vào tháng 9/2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thăm Việt Nam và cùng Chúng Tôi nâng cấp mối quan hệ hai nước lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Theo đó xác định một trong các nội dung hợp tác chiến lược là về đổi mới sáng tạo bao gồm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Và chỉ sau đó 1 tuần thì Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm Hoa Kỳ, trong đó có nội dung làm việc rất quan trọng với Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) và nhiều tập đoàn hàng đầu Thế giới trong lĩnh vực bán dẫn”- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Một yếu tố hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đó là Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và 3 khu công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Lạc (Hà Nội) và Đà Nẵng với đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. NIC và các khu công nghệ cao này sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp bán dẫn trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong tương lai không xa, chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn Toàn cầu. Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành bán dẫn trong việc thực hiện tầm nhìn và mục tiêu phát triển của các bên liên quan.
Hội nghị được chia ra làm hai phiên: Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và Cơ hội cho Việt Nam; Chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Trong phiên thứ nhất, những chủ đề “Tổng quan ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và một số cơ hội cho Việt Nam”, “Xu hướng chuyển dịch bán dẫn thế giới và cơ hội cho Việt Nam”, “Lộ trình tăng trưởng cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” và “Sự phức tạp trong thiết kế vi mạch sau kỷ nguyên Moore: Cơ hội cho Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” đã lần lượt được các chuyên gia đầu ngành tới từ Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), BCG Hàn Quốc, Qualcom, Cadence, Amkor chia sẻ. Trong phiên thứ nhất còn diễn ra tọa đàm “Cơ hội và thách thức để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam”.
Tại phiên thứ hai, bà Linda Tan - đến từ Hiệp hội Công nghệ Bán dẫn Đông Nam Á (Semi SEA) đã chia sẻ về nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp chiến lược này. “Mô hình trung tâm đào tạo và ươm tạo về thiết kế vi mạch bán dẫn tại Việt Nam” và “Hình thành các chương trình đào tạo và nghiên cứu ngành công nghiệp bán dẫn tại các trường đại học Việt Nam” cũng là những nội dung đáng chú ý, thu hút sự quan tâm của khách mời.
Các chuyên gia đầu ngành tới từ các tập đoàn, trường đại học đào tạo công nghệ cũng thảo luận sâu về “Cơn khát nhân lực chất lượng cao” và đưa ra những ý kiến, góc nhìn về “chiến lược phát triển nguồn nhân lực” cho ngành này trong tọa đàm thứ hai.
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao về công nghiệp bán dẫn Việt Nam, Lễ ra mắt Mạng lưới Bán dẫn Việt Nam đã diễn ra. Đây được xem như một bước tiến mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
Mạng lưới Bán dẫn Việt Nam đi vào hoạt động sẽ từng bước hiện thực hóa định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một đối tác tin cậy trong hệ sinh thái bán dẫn khu vực và toàn thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và hiện đại hóa nền kinh tế.
Cách để doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn tận dụng lợi thế
Ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Toàn cầu, là chìa khóa cho sự phát triển của nhiều ngành công nghệ cao như điện tử, viễn thông, ô tô,... Doanh nghiệp trong ngành này cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao và khẳng định vị thế của mình trên thị trường Quốc tế.
Các doanh nghiệp ngành bán dẫn nên áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế liên quan để chứng minh các cam kết của mình. Có thể kể tới các tiêu chuẩn phổ biến như:
- Tiêu chuẩn ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng)
- Tiêu chuẩn IATF 16949 (Hệ thống quản lý chất lượng trong ngành ô tô)
- Tiêu chuẩn ISO 27001 (Hệ thống quản lý an toàn thông tin)
- Tiêu chuẩn RBA (Trách nhiệm xã hội trong ngành điện tử)
- Tiêu chuẩn C-TPAT (An ninh chuỗi cung ứng)
- ...
Áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế không chỉ giúp doanh nghiệp ngành bán dẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường Quốc tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm mới, sáng tạo và có tính cạnh tranh cao. Đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình và đáp ứng các yêu cầu.
Doanh nghiệp nên áp dụng giải pháp tự động hóa vào quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Thực hiện xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng sản phẩm được đồng nhất.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tham gia các hội chợ triển lãm Quốc tế để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể hợp tác với nhiều doanh nghiệp khác để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi công nghệ và mở rộng thị trường.
Có thể nói, ngành công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghiệp đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức. Doanh nghiệp trong ngành này cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh để thành công trong môi trường kinh doanh nội địa và Quốc tế.
KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ triển khai các tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp bán dẫn. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.
Tin Mới Nhất
Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được sử dụng nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm trong đó có sản phẩm sữa. Việc xây dựng chương trình ISO...
Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Với các mục tiêu rõ ràng như đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro và cải tiến liên tục, ISO 22000 đã trở thành chuẩn mực không thể thiếu trong hành trình hướng đến sự bền vững và phát...
FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp
ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT trả lời các...
Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất
ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các bước xây dựng cụ thể và chi tiết....
Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp
ISO 22000 được thiết lập để giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần trải qua một quá...
ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Trong quá trình xây dựng hệ thống này, nhân sự đóng...