Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Tại sao phải áp dụng HACCP? Có thể bạn chưa biết

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng của các mối đe dọa về an toàn thực phẩm, việc áp dụng HACCP trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm. Tiêu chuẩn này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới của KNA CERT sẽ chia sẻ cho quý độc giả tại sao phải áp dụng HACCP.

Giới thiệu tiêu chuẩn HACCP 

HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế về một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các tiêu chuẩn được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX đề xuất. Tiêu chuẩn HACCP Codex 2020 được Uỷ ban Codex chính thức ban hành ngày 23/11/2020, mang số hiệu CXC 1-1969 Rev.5-2020. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn tương đương là TCVN 5603:2023 – Quy phạm thực hành các nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn mới thay thế cho phiên bản CAC/RCP 1-169, Rev.4-2003 (phiên bản tiếng Việt là TCVN 5603:2008).

Tiêu chuẩn này nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm. HACCP được xây dựng dựa trên bảy nguyên tắc cơ bản, mỗi nguyên tắc đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống an toàn thực phẩm hiệu quả. Việc áp dụng HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm đến tay người tiêu dùng là an toàn và chất lượng. Dưới đây là 7 nguyên tắc của HACCP: 

  1. Phân tích mối nguy: Xác định các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, bao gồm các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý.
  2. Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCPs): Tìm ra các điểm trong quy trình sản xuất mà việc kiểm soát là cần thiết để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy.
  3. Thiết lập giới hạn tới hạn: Đưa ra các tiêu chuẩn cho mỗi CCP, chẳng hạn như nhiệt độ, thời gian và độ pH, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
  4. Thiết lập hệ thống giám sát: Theo dõi các CCP để đảm bảo chúng luôn nằm trong giới hạn tới hạn.
  5. Thiết lập các hành động khắc phục: Quy định các biện pháp cần thực hiện khi phát hiện CCP không đạt yêu cầu.
  6. Thiết lập quy trình xác nhận: Đánh giá và kiểm tra định kỳ hệ thống HACCP để đảm bảo tính hiệu quả và khả năng tuân thủ.
  7. Thiết lập hồ sơ và tài liệu: Ghi chép và lưu trữ thông tin liên quan đến quá trình quản lý an toàn thực phẩm, giúp dễ dàng theo dõi và báo cáo.
Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Tại sao phải áp dụng HACCP?

1. Đảm bảo an toàn thực phẩm 

Một trong những lý do quan trọng nhất để áp dụng HACCP là đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hệ thống HACCP yêu cầu doanh nghiệp phân tích mối nguy có thể xảy ra trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm. Điều này không chỉ giúp phát hiện các nguy cơ sinh học (vi khuẩn, virus), mà còn cả các mối nguy hóa học (chất độc, dư lượng thuốc trừ sâu) và vật lý (mảnh kim loại, thủy tinh).

Sau đó, doanh nghiệp sẽ xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) mà tại đó biện pháp kiểm soát có thể được áp dụng để ngăn chặn hoặc loại bỏ mối nguy. Việc xác định và kiểm soát các mối nguy trong suốt quá trình sản xuất giúp giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn có thể dẫn đến các hệ lụy lớn về kinh tế và xã hội.

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật 

Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế như Codex đã thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Còn tại Việt Nam khi doanh nghiệp áp dụng HACCP thì doanh nghiệp đã đáp ứng đủ tiêu chí về an toàn thực phẩm do nhà nước yêu cầu. Vì tiêu chuẩn HACCP là có thể thay thế cho giấy phép VSATTP (giấy phép bắt buộc phải có đối với ngành thực phẩm).

Việc không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến những hình phạt nghiêm trọng như đình chỉ hoạt động, thu hồi sản phẩm hoặc thậm chí là kiện tụng. Khi áp dụng HACCP, doanh nghiệp không chỉ bảo vệ mình khỏi các vấn đề pháp lý mà còn tạo ra một môi trường làm việc an toàn và đáng tin cậy cho nhân viên.

3. Tăng cường hiệu quả sản xuất

Hệ thống HACCP không chỉ tập trung vào an toàn thực phẩm mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất. Việc xác định các điểm kiểm soát và theo dõi chúng một cách chặt chẽ giúp giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu suất sản xuất. Các doanh nghiệp áp dụng HACCP thường ghi nhận sự cải thiện trong quy trình sản xuất, từ đó tiết kiệm chi phí và tăng cường lợi nhuận.

4. Nâng cao uy tín thương hiệu

Áp dụng thành công HACCP và đạt được chứng nhận HACCP giúp sản phẩm của doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, người tiêu dùng cũng ngày càng trở nên nhạy cảm với vấn đề an toàn thực phẩm. Và họ có xu hướng chọn những sản phẩm đã được kiểm định an toàn. Chính vì vậy, việc xây dựng thành công hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn uy tín sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng.

5. Nâng cao khả năng xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt, trong đó có tiêu chuẩn HACCP. Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xuất khẩu sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu. Những sản phẩm được chứng nhận HACCP thường được đánh giá cao hơn trên thị trường quốc tế.

6. Nâng cao nhận thức của nhân viên về an toàn thực phẩm

Hệ thống HACCP yêu cầu sự tham gia của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, từ quản lý đến công nhân. Điều này không chỉ tạo ra một văn hóa an toàn thực phẩm mạnh mẽ mà còn nâng cao nhận thức của nhân viên về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, khi áp dụng HACCP nhân viên cũng sẽ được đào tạo thường xuyên về các quy trình và quy định an toàn thực phẩm. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm. Điều này giúp tăng cường sự gắn kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

Tư vấn từ chuyên gia

Ai nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP?

Bất kỳ tổ chức hoặc doanh nghiệp nào liên quan đến sản xuất, chế biến, lưu trữ, phân phối hoặc bán thực phẩm đều nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Việc thực hiện HACCP không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho sản phẩm mà còn nâng cao uy tín thương hiệu và tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Dưới đây là một số đối tượng cụ thể:

  • Nhà sản xuất thực phẩm: Bao gồm các nhà máy chế biến thực phẩm từ sản xuất đồ ăn đến đồ uống.
  • Nhà cung cấp nguyên liệu: Những doanh nghiệp cung cấp rau củ, trái cây, thịt và hải sản cần đảm bảo an toàn cho nguyên liệu đầu vào. Cũng như các công ty sản xuất và cung cấp các phụ gia.
  • Nhà phân phối và bán lẻ: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các nhà phân phối thực phẩm,..
  • Nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Nhà hàng, quán cà phê, công ty tổ chức sự kiện,..

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần hiểu được tại sao phải áp dụng HACCP. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn HACCP, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.

  • Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
  • Hotline: 0968.038.122
  • Email: salesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa

08-01-2025

Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được sử dụng nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm trong đó có sản phẩm sữa. Việc xây dựng chương trình ISO...

Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh

08-01-2025

Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Với các mục tiêu rõ ràng như đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro và cải tiến liên tục, ISO 22000 đã trở thành chuẩn mực không thể thiếu trong hành trình hướng đến sự bền vững và phát...

FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp

08-01-2025

FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT trả lời các...

Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất

08-01-2025

Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các bước xây dựng cụ thể và chi tiết....

Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp

08-01-2025

Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp

ISO 22000 được thiết lập để giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần trải qua một quá...

ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000

08-01-2025

ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Trong quá trình xây dựng hệ thống này, nhân sự đóng...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ