Thành lập đội HACCP cho doanh nghiệp thực phẩm [Yêu cầu & Phân công trách nhiệm]
Thành lập đội HACCP là bước đầu tiên trong quy trình tiến hành xây dựng hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Áp dụng tiêu chuẩn HACCP được khuyến khích cho các tổ chức/doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vậy yêu cầu cũng như trách nhiệm khi thành lập đội HACCP cho doanh nghiệp là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Đội HACCP là gì?
HACCP là viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Point”, tiếng Việt là “Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn”. Hệ thống HACCP là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các tiêu chuẩn được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX đề xuất.
Hệ thống HACCP yêu cầu xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn tại các điểm cụ thể trong quy trình. Nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn bằng cách xác định và kiểm soát chúng tại các điểm quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm
Đội HACCP là một nhóm các cá nhân được thành lập trong một doanh nghiệp để phát triển và duy trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP. Nói một cách đơn giản, đây là một nhóm làm việc có trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối của doanh nghiệp.
Thành viên của đội HACCP bao gồm những ai?
Nhiều tổ chức, đơn vị không biết cách thành lập đội HACCP bao gồm những ai. Thông thường đội HACCP thường có:
- 01 Người chịu trách nhiệm là đội trưởng đội HACCP
- 01 Người chịu trách nhiệm là đội phó đội HACCP
- 01 Người chịu trách nhiệm là thư ký đội HACCP
- Các đội viên của nhóm HACCP
Ngoài ra, để có thể xây dựng và duy trì kế hoạch HACCP, đội HACCP cũng có thể bao gồm những cá nhân:
- Biết và hiểu các hoạt động chế biến thực phẩm và quy trình vệ sinh (ví dụ: người quản lý sản xuất);
- Hiểu các cơ sở và thiết bị chế biến cũng như cách bảo trì và vệ sinh máy móc (ví dụ: người(những người) chịu trách nhiệm bảo trì và vệ sinh);
- Hiểu các sản phẩm thực phẩm, các mối nguy tiềm ẩn và những rủi ro liên quan (ví dụ: người chịu trách nhiệm về an toàn và chất lượng thực phẩm);
- Có thông tin về khách hàng và cách sản phẩm sẽ được sử dụng khi rời khỏi nhà máy (ví dụ: người tham gia bán hàng);
- Biết những đầu vào nào được sử dụng trong các quy trình và chúng đến từ đâu (chẳng hạn như người quản lý mua sắm).
Trách nhiệm của đội HACCP
Đội HACCP chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch HACCP. Các thành viên áp dụng kiến thức và kinh nghiệm đa dạng của mình để cùng nhau đánh giá thông tin, giải quyết vấn đề, tiến hành đào tạo, dẫn dắt bằng ví dụ và đảm bảo rằng chương trình HACCP hoạt động lâu dài.
Các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể sẽ bao gồm:
- Xác định phạm vi của hệ thống HACCP và các chương trình tiên quyết áp dụng
- Quyết định các mối nguy tiềm ẩn có liên quan đến quy trình và sản phẩm
- Đảm bảo rằng các mối nguy đã xác định được kiểm soát hiệu quả
- Xác định Điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
- Thiết lập hệ thống giám sát và xác minh hệ thống HACCP
- Thiết lập hệ thống tài liệu hiệu quả.
Bên cạnh những nhiệm vụ này, đội HACCP cũng đóng vai trò là người truyền đạt giữa các phòng ban khác nhau trong tổ chức. Họ liên kết các bộ phận quản lý, nhân viên sản xuất, đảm bảo chất lượng và các cơ quan quản lý, đảm bảo kế hoạch HACCP được phối hợp và thực hiện.
Thêm vào đó, sự hợp tác và chia sẻ thông tin hiệu quả trong nhóm HACCP là cần thiết cho một hệ thống an toàn thực phẩm thành công. Nếu các thành viên trong nhóm có các cuộc họp, đào tạo và kế hoạch cải tiến, họ có thể làm việc tốt hơn và thực hiện tốt hơn.
Yêu cầu khi thành lập đội HACCP
1. Thành viên đội HACCP cần phải có kiến thức
Các thành viên trong nhóm HACCP phải:
- Có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai và duy trì hệ thống HACCP, đặc biệt là các hoạt động xác nhận và kiểm chứng.
- Có kinh nghiệm vận hành các đầu vào, quy trình và đầu ra trong phạm vi sơ đồ luồng quy trình.
- Hiểu biết toàn diện về các nguồn và nguyên nhân có thể gây ra mối nguy về an toàn thực phẩm liên quan đến nguyên liệu thô tại chỗ, quy trình vận hành và thành phẩm.
- Hiểu rõ mục đích sử dụng sản phẩm, đặc biệt là khả năng người tiêu dùng lạm dụng và sử dụng ngoài ý muốn.
- Hiểu làm thế nào để thực hiện và duy trì nhiều biện pháp kiểm soát hiệu quả nhằm ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu các mối nguy hiểm.
- Có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm vận hành về cách thức hoạt động của thiết bị trong quy trình, đặc biệt là khả năng đạt được các thông số xác định và giới hạn quan trọng.
- Hiểu biết chuyên môn về cách luật pháp, yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn chứng nhận ảnh hưởng đến kế hoạch HACCP và các chương trình tiên quyết hỗ trợ.
- …
2. Quyền hạn và trách nhiệm của đội HACCP
Người điều phối đội phải hiểu rõ về hệ thống HACCP, các kỹ năng lãnh đạo và một số thẩm quyền trong tổ chức. Các thành viên nhóm HACCP cũng phải được phân chia nhiệm vụ và có thẩm quyền để có được thông tin cần thiết để xây dựng và triển khai kế hoạch HACCP. Đồng thời, điều chỉnh và triển khai các biện pháp khi cần thiết.
Tất cả các thành viên nhóm HACCP, đặc biệt là điều phối viên, phải sẵn sàng tham gia các cuộc họp, và cuộc đánh giá của nhóm. Họ phải có mặt để tham gia vào các cuộc họp theo lịch trình thường xuyên và các cuộc họp bất thường khi có nhu cầu cụ thể. Chẳng hạn như thay đổi trong quy trình, hay có sự xuất hiện của các vấn đề hoặc việc triển khai các công nghệ mới. Vì lý do này, trách nhiệm của các thành viên trong nhóm đối với nhóm HACCP phải được đưa vào các điều khoản tham chiếu tương ứng của họ.
Chương trình họp đội HACCP
Cuộc họp của đội HACCP sẽ diễn ra theo tần suất đã định, nhằm đánh giá tối thiểu xem:
- Hệ thống an toàn thực phẩm HACCP có đạt hiệu quả?
- Các biện pháp đã được thực hiện/áp dụng một cách thỏa đáng chưa?
- Các quy trình/hoặc sản phẩm mới phải được hoặc đã được đánh giá chưa?.
- Sự phát triển về mặt luật pháp, công nghệ , kiến thức,...đều có ảnh hưởng đến điều gì?
- Các sự cố hoặc thông tin mới liên quan đến gian lận thực phẩm hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng như thế nào?
Trong mỗi cuộc họp, thành viên trong đội cần phải ghi lại biên bản họp. Để đảm bảo các thành viên trong đội HACCP có tham gia họp, cũng như những thông tin trong buổi họp được lưu lại làm tài liệu tham khảo sau này.
Mẫu quyết định thành lập đội HACCP
Thông thường mẫu quyết định thành lập nhóm HACCP sẽ bao gồm các thông tin chính như sau:
- Tên công ty, ngày tháng,...
- Tên quyết định thành lập đội HACCP,
- Các căn cứ quyết định,
- Nội dung quyết định,
- Hiệu lực,
- Chữ ký Giám Đốc,
- Nơi nhận.
Bảng phân công trách nhiệm trong đội HACCP
Một bảng phân công trách nhiệm rõ ràng sẽ giúp đội HACCP hoạt động hiệu quả hơn. Dưới đây là một mẫu bảng phân công trách nhiệm mà bạn có thể tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp mình:
Họ và tên |
Chức vụ |
Nhiệm vụ chính |
Nhiệm vụ cụ thể |
Nguyễn Văn A |
Đội trưởng |
Quản lý đội HACCP |
|
… |
Đội phó |
… |
… |
… |
Thư ký |
… |
.. |
… |
Thành viên |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, hy vọng tổ chức đã phần nào nắm được nội dung liên quan đến việc thành lập đội HACCP. Đồng thời hiểu được yêu cầu cũng như trách nhiệm của đội nhóm HACCP. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn HACCP, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất

3 Cách tra cứu Mã DUNS doanh nghiệp Dễ dàng & Chính xác
Tìm hiểu tra cứu mã số DUNS là gì và cách tra mã DUNS cho doanh nghiệp Việt Nam. Hướng dẫn chi tiết, đơn giản giúp bạn tìm thông tin đối tác hiệu quả. Click để biết thêm!

Rủi ro nếu không tuân thủ EUDR: Hậu quả & Cách phòng tránh
Khám phá chi tiết các rủi ro nếu không tuân thủ EUDR về pháp lý, tài chính, uy tín. Bảo vệ doanh nghiệp của bạn ngay! Tìm hiểu cùng KNA CERT.

Thời hạn tuân thủ EUDR & Hướng dẫn tuân thủ EUDR
Tìm hiểu cách tuân thủ EUDR hiệu quả. Bài viết cung cấp hướng dẫn tuân thủ EUDR chi tiết và cập nhật thời hạn tuân thủ EUDR mới nhất. Đọc ngay!

TOP 5 Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội phổ biến trong ngành Dệt may
Tìm hiểu chi tiết về BSCI, WRAP, Sedex-SMETA, Higg, WCA - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hàng đầu trong ngành dệt may. Nâng cao uy tín & cạnh tranh.

Tín chỉ nhựa: Biến chất thải thành dòng tiền cho tái chế bền vững
Việt Nam hiện đang đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: lượng nhựa tiêu thụ ngày càng tăng đang góp phần nghiêm trọng vào ô nhiễm môi trường. Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhiều sáng kiến...

ISO 14064-3: Toàn tập về Xác minh và Xác nhận Báo cáo Khí Nhà Kính (Phiên bản 2019)
Giải thích chi tiết ISO 14064-3:2019 - Tiêu chuẩn quốc tế về xác minh & xác nhận báo cáo khí nhà kính (GHG). Tìm hiểu yêu cầu, quy trình & lợi ích. Xem ngay!