Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Thiết bị bảo hộ lao động là gì? Có bắt buộc trang bị thiết bị bảo hộ lao động không?

Thiết bị bảo hộ lao động giúp bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ tại nơi làm việc, nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, doanh nghiệp cần triển khai hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001. Tìm hiểu về các quy định liên quan tới thiết bị bảo hộ lao động và giải pháp xây dựng môi trường làm việc an toàn cùng KNA CERT.

Thiết bị bảo hộ lao động là gì?

Tới thời điểm hiện tại, chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về khái niệm thiết bị bảo hộ lao động là gì. Tuy nhiên Khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:

"Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết."

Có thể hiểu thiết bị bảo hộ lao động là những phương tiện bảo vệ cá nhân, giúp đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động trong quá trình làm việc. Những công cụ này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro từ các yếu tố nguy hiểm và có hại tại môi trường lao động. Để phát huy hiệu quả bảo vệ, thiết bị bảo hộ cần được thiết kế phù hợp, dễ sử dụng, thuận tiện trong bảo quản và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động.

Tùy vào tính chất công việc, người lao động có thể sử dụng nhiều loại thiết bị bảo hộ khác nhau. Một số loại phổ biến bao gồm:

  • Mũ bảo hộ: Giúp bảo vệ vùng đầu khỏi va đập mạnh hoặc các vật thể rơi từ trên cao.
  • Kính bảo hộ: Ngăn chặn bụi bẩn, hóa chất hoặc tia sáng mạnh tác động đến mắt.
  • Găng tay bảo hộ: Giúp bảo vệ tay khỏi các nguy cơ như hóa chất, vật sắc nhọn hay va đập.
  • Giày bảo hộ: Hỗ trợ bảo vệ đôi chân trước các tác động từ vật nặng, trơn trượt hoặc bề mặt nguy hiểm.
  • Trang phục bảo hộ: Bao gồm áo khoác chống hóa chất, quần áo chống cháy, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại.
  • Thiết bị bảo vệ hô hấp: Như khẩu trang hoặc mặt nạ chuyên dụng, giúp lọc bụi, khí độc và bảo vệ hệ hô hấp.

Có thể thấy, việc trang bị và sử dụng đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ cao. Điều này không chỉ giúp người lao động yên tâm làm việc mà còn góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn hơn.

Tư vấn từ chuyên gia

Có bắt buộc phải trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động không?

Vậy người sử dụng lao động có bắt buộc phải trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động không? Để trả lời cho câu hỏi này, Khoản 3 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc có nhiệm vụ:

"3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc."

Như vậy, pháp luật quy định rõ ràng rằng người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động khi họ thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm hoặc tiềm ẩn rủi ro đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng phải trang bị các thiết bị an toàn và đảm bảo vệ sinh lao động tại nơi làm việc nhằm tạo ra một môi trường làm việc an toàn, hạn chế tối đa các nguy cơ gây hại.

Vì vậy, việc trang bị thiết bị bảo hộ lao động không chỉ là một hành động đảm bảo an toàn mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng lao động. Đặc biệt, trong những ngành nghề có mức độ rủi ro cao, các thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động, giúp họ an tâm hơn khi làm việc.

Nếu người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định về việc cung cấp thiết bị bảo hộ cho người lao động, họ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể dẫn đến các hình thức xử phạt theo quy định, nhằm đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của người lao động trong quá trình làm việc.

Người sử dụng lao động không trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động bị xử phạt thế nào?

Khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

...

8. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Theo quy định trên, người sử dụng lao động không trang cấp hoặc trang cấp không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang cấp nhưng không đạt chất lượng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu - 30 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm.

Ngoài ra, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt trên sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Giải pháp xây dựng môi trường làm việc an toàn

Thiết bị bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động, giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào thiết bị bảo hộ là chưa đủ để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Để xây dựng một môi trường làm việc an toàn và bền vững, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp bài bản, giúp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro ngay từ gốc.

Việc triển khai hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật mà còn nâng cao hiệu quả làm việc, giảm thiểu chi phí do tai nạn lao động và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng. Một trong những tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu hiện nay là ISO 45001 – hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận diện, đánh giá và kiểm soát các nguy cơ trong quá trình làm việc.

Bạn sẽ được gọi lại miễn phí sau 5 phútĐăng ký ngay

KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ triển khai hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001, giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả. Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và triển khai hệ thống, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ tốt nhất.

Tin Mới Nhất

Hội thảo

02-04-2025

Hội thảo "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

20-03-2025

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu

Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

19-03-2025

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

18-03-2025

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường

Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

18-03-2025

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?

Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa

17-03-2025

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa

Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ