Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Tận dụng tiềm năng Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” được xây dựng trên cơ sở Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Theo đó, đến năm 2025 Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Tín chỉ carbon là một giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng carbon dioxide nhất định hoặc các khí nhà kính khác. Trên thị trường, việc mua bán carbon hay chính xác hơn là mua bán sự phát thải khí CO2, được thực hiện thông qua tín chỉ carbon. Một tín chỉ carbon cho phép phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương trong các khí nhà kính khác.

Việt Nam có tiềm năng rừng phong phú, nếu biết cách khai thác loại tín chỉ này, đây sẽ là “mỏ vàng” để vừa phát triển nguồn kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu lấy rừng nuôi rừng.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đến nay, 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng định giá carbon với sự tham gia của hàng chục nghìn tập đoàn, doanh nghiệp, nguồn thu năm 2022 khoảng 95 tỷ USD. Việt Nam với hơn 14,7 triệu ha rừng, trong đó có hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên hoàn toàn có thể tạo ra nguồn lực tài chính rất lớn từ thị trường carbon rừng để tái đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.

PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi - Phó Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam chia sẻ, tín hiệu đáng mừng là trữ lượng hấp thụ carbon rừng của Việt Nam không chỉ có xu hướng tăng so với giai đoạn trước mà còn tăng vượt trội so với mức phát thải lâm nghiệp.

Tư vấn từ chuyên gia

Cụ thể, giai đoạn 2010-2020, lượng phát thải trung bình trong lâm nghiệp là 30,6 triệu tấn CO2 nhưng lượng hấp thụ trung bình đạt khoảng 69,9 triệu tấn (phát thải âm 39,3 triệu tấn CO2). Lượng carbon rừng hằng năm dành cho chuyển nhượng có thể lên đến hàng chục triệu tấn (hàng chục triệu tín chỉ), nếu chuyển nhượng thành công thì nguồn thu có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Trước lợi thế đó, tháng 2/2020, Bộ Nông nghệp & Phát triển nông thôn (NPTNT) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký “Thỏa thuận giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ” giai đoạn 2018 - 2024. Theo đó, Việt Nam sẽ chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon giảm phát thải từ rừng (tương đương 10,3 triệu tín chỉ carbon) cho WB với tổng trị giá là 51,5 triệu USD. Và vừa qua, WB đã chuyển cho Việt Nam hơn 41 triệu USD, tương đương 80% tổng kinh phí. Từ thỏa thuận bán tín chỉ carbon này, các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ sẽ được nhận về số tiền xứng đáng để tái tạo rừng.

Ông Mai Văn Minh - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình, cho biết: "Lần đầu tiên và bắt đầu từ năm 2023, Quảng Bình cùng 5 tỉnh Bắc Trung Bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng. Nguồn kinh phí này sẽ phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng".

Theo ông Minh, Bộ NNPTNT đã chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO2 vùng Bắc Trung Bộ cho Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD). Theo đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương nhận được 51,5 triệu USD từ Quỹ carbon thông qua IBRD.

Quỹ Trung ương trích tiền quản lý phí và các khoản chi hợp lệ khác (tối đa 3,5% hoặc khoảng 1,802 triệu USD) còn lại khoảng 49,698 triệu USD, Quỹ Trung ương điều phối cho 6 tỉnh trong khu vực theo quy định. Trong đó, Quảng Bình chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2, được chi trả khoảng 235 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2025. Riêng năm 2023, Quảng Bình được nhận 82,4 tỷ đồng (cao thứ 2 trong 6 tỉnh của khu vực).

Nguồn lợi lớn thu về từ việc bán tín chỉ carbon không chỉ là động lực giúp các chủ rừng, nông dân nâng cao năng suất rừng trồng, cải thiện sinh kế bền vững, góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ mà còn giúp tăng thu nhập cho doanh nghiệp thông qua nguồn thu từ kết quả giảm phát thải.

Bên cạnh đó, việc xây dựng sàn giao dịch carbon còn mở ra một lĩnh vực mới thu hút các công ty liên quan. Cuối tháng 9/2023, Tập đoàn CT Group đã ra mắt Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN với mục tiêu chủ động thích ứng chính sách thương mại về môi trường quốc tế, đồng thời hướng tới nền kinh tế carbon thấp.

Bà Hoàng Bạch Dương - Phó Chủ tịch thường trực CT Group cho biết, việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon, tài chính xanh là xu thế tất yếu, để tăng năng lực cạnh tranh cấp độ toàn cầu. Trong đó, đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào thuế carbon mà những thị trường lớn đang áp dụng sẽ đóng vai trò quyết định cho cuộc đua mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc triển khai thị trường carbon còn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo mục tiêu Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon).

TS Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TNMT) nhận định, việc phát triển thị trường carbon tại Việt Nam sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Lợi ích trước mắt và lâu dài khi khai thác thị trường carbon tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên hiện vẫn còn khá nhiều vướng mắc khiến các địa phương có rừng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế có ý định đầu tư tín chỉ carbon rừng của Việt Nam, vẫn rất dè dặt, mặc dù mức độ quan tâm của họ rất lớn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

KNA CERT cung cấp dịch vụ hướng dẫn kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính, một dịch vụ có liên quan mật thiết tới phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

→ Xem thêm Kiểm kê khí nhà kính là gì? Hướng dẫn Báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.

Tin Mới Nhất

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

17-12-2024

Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm

HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

16-12-2024

Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP

Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

16-12-2024

Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?

Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

16-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?

Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

16-12-2024

Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP

Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ