Tiêu chuẩn hóa sản phẩm nông nghiệp thúc đẩy hội nhập Quốc tế
Việc áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn và quảng bá cho việc tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp nông sản Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Thế giới và cả ở thị trường trong nước.
Tuân thủ tiêu chuẩn giúp nâng cao giá trị của nông sản
Theo TS Nguyễn Minh Đức, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, nông sản và thực phẩm phải được sản xuất và kinh doanh theo những phương thức hiện đại, đúng chuẩn mực được cho phép cả về mặt kỹ thuật và quản lý. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng và gia tăng giá trị nông sản luôn là một chiến lược đúng đắn.
Đi kèm với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn và quảng bá cho việc tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng đó sẽ giúp nông sản Việt Nam có vị thế cao hơn trên thị trường trong nước và Quốc tế. Việc sản xuất theo phương thức và công nghệ hiện đại với tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường và sự thay đổi của thời tiết, khí hậu.
Thực trạng tiêu chuẩn hóa sản phẩm nông nghiệp
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng cho sản xuất nông nghiệp như ISO, GMP, HACCP, VietGAP, Global GAP... Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào sản xuất còn mang tính phong trào và đối phó khi tồn tại tư tưởng cho rằng những tiêu chuẩn chất lượng do thị trường các nước đặt ra chỉ là rào cản thương mại.
Dù rằng tại một số thị trường trên Thế giới, các tiêu chuẩn luôn được điều chỉnh theo hướng khắt khe hơn, một phần để hạn chế việc nhập khẩu nông lâm thủy sản bừa bãi, nhưng phần lớn thể hiện nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới đang đòi hỏi nhiều hơn một sự đảm bảo chất lượng theo những tiêu chuẩn tối thiểu.
Trong lĩnh vực kinh doanh nông sản và thực phẩm, các quy định về hợp đồng mua bán, quy trình xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, phương thức giao dịch thanh toán ngày càng chặt chẽ hơn. Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các quy chuẩn VietGAP cho sản xuất nông nghiệp từ năm 2008.
Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, chuỗi sản xuất nông sản và thực phẩm sẽ không còn giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng cho toàn khu vực với sự chuyên môn hóa dựa trên những ưu thế riêng của mỗi quốc gia, khu vực. Việt Nam cho dù lựa chọn tham gia ở công đoạn nào của chuỗi giá trị, cũng phải xây dựng những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm, tương thích với yêu cầu của thị trường thế giới bao gồm những tiêu chí rõ ràng và đơn giản để người sản xuất và kinh doanh dễ dàng tuân thủ.
Tiêu chuẩn hóa sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trong ngành nông nghiệp cũng có thể giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam tránh được những tác hại từ việc áp dụng các công nghệ “hiện đại” chỉ mang tính thương mại hay các công nghệ còn nhiều tranh cãi về hậu quả lâu dài của chúng.
Mô hình kết hợp ngành dọc để quản lý chất lượng theo chuỗi giá trị.
Hiện nay, những sản phẩm giống, vật tư nông nghiệp của công nghệ gene, công nghệ hóa học từ nước ngoài được nhập khẩu và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhưng không tuân theo quy định, tiêu chuẩn nào cũng khiến cho lòng tin của người tiêu dùng bị giảm sút. Việc thông tin về các tiêu chuẩn và sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn cần được phổ biến rộng rãi đến nông dân thông qua những phương thức khuyến nông gần gũi hơn là việc phổ biến mang tính hành chính, luật hóa.
Do nhận thức chưa đầy đủ của nông dân về các quy chuẩn và tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, sự kết hợp và trợ giúp của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản đối với nông dân cần được chú trọng hơn. Các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu có thể xây dựng một hay nhiều mô hình kết hợp ngành dọc dựa trên hệ thống quản lý chất lượng theo chuỗi giá trị.
Trong các mô hình đó, vai trò của doanh nghiệp là chủ đạo. Nông sản sẽ được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất giống và sử dụng yếu tố đầu vào. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể triển khai áp dụng những bộ tiêu chuẩn (về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,…) của doanh nghiệp cho từng sản phẩm và đặt hàng một hợp tác xã hoặc nhiều nông dân khác nhau cung cấp trong thời hạn nhiều vụ canh tác.
Ngay từ đầu vụ đầu tiên, doanh nghiệp chế biến có thể tổ chức tập huấn, huấn luyện cho nông dân biết và hiểu rõ các yêu cầu chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp cần sản xuất để xuất khẩu; đồng thời đưa nhân viên kỹ thuật đến từng mảnh vườn, trại nuôi để hướng dẫn nông dân những kỹ thuật cần thiết, sử dụng vật tư, thức ăn, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thích hợp, có nguồn gốc để đạt được yêu cầu chất lượng sản phẩm đề ra.
Sau vụ nuôi, các doanh nghiệp sẽ thu mua những nông sản nguyên liệu đã được nuôi theo yêu cầu chất lượng. Những mô hình liên kết này không chỉ đảm bảo đầu ra cho nông dân mà còn đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Hơn nữa, nông sản Việt Nam cũng có thể đáp ứng tốt đòi hỏi về khả năng truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng, bảo vệ môi trường tự nhiên,… Đây đều là những yêu cầu mà các thị trường trên Thế giới đang đòi hỏi.
Tăng cường đào tạo tại các trường cao đẳng/đại học
Hình thức đào tạo theo tín chỉ như hiện nay ở các trường cao đẳng, đại học Việt Nam đang làm giảm bớt tính liên ngành trong chương trình đào tạo chuyên ngành. Để khắc phục hạn chế này, các tiêu chuẩn được áp dụng cho nông sản và thực phẩm nên được lồng ghép vào nội dung những môn học chính quy cho sinh viên, học sinh các ngành học khác nhau liên quan đến kinh tế, kinh doanh, nông nghiệp và nông thôn để tạo sự biến chuyển rộng rãi hơn trong nhận thức xã hội đối với việc tiêu chuẩn hóa trong sản xuất, kinh doanh nông sản và thực phẩm.
Tổng kết lại, việc phát triển theo hướng hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa sẽ giúp ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, bền vững và chủ động hơn. Từ đó, phát huy tốt hơn vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trước những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên cũng như của kinh tế Thế giới.
KNA CERT là tổ chức Đào tạo tiêu chuẩn Uy tín hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt KNA CERT vinh dự được lựa chọn là đối tác kỹ thuật của dự án SFV-Export (Dự án “Tăng cường năng lực xuất khẩu cho DNNVV trong ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam”). Hợp tác trong Dự án SFV-Export, KNA CERT giữ vai trò phối hợp tổ chức nhiều khóa đào tạo phù hợp với ngành hàng gia vị, rau, quả Việt Nam như: Tiêu chuẩn IFS FOOD, BRC FOOD, Fairtrade,...
→ Tìm hiểu thêm về các khóa đào tạo KNA phối hợp tổ chức trong Dự án SFV-Export TẠI ĐÂY
Nếu bạn đang quan tâm tới các khóa học về các tiêu chuẩn nông nghiệp, thực phẩm, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...