Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là gì? ISO 22000:2005 hết hiệu lực từ bao giờ?

Trước sự gia tăng của tình trạng ngộ độc thực phẩm, vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được thế giới quan tâm hơn bao giờ hết. Bằng chứng là một tiêu chuẩn mới về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, ISO 22000, đã ra đời vào năm 2005. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT tìm hiểu ISO 22000:2005 là gì? ISO 22000 version 2005 PDF đề cập tới nội dung gì và tới thời điểm hiện tại, phiên bản ISO 22000:2005 còn hiệu lực hay không?.

ISO 22000:2005 là gì?

ISO 22000:2005 là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food Safety Management System – FSMS) do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization – ISO) ban hành vào ngày 01/09/2005.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Ý nghĩa của tiêu chuẩn ISO 22000:2005

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 là một hướng dẫn cần thiết để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được nhìn nhận như sự tích hợp giữa tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System - Phân tích mỗi nguy và kiểm soát tới hạn) và GMP (Good Manufacturing Practices - Thực hành sản xuất tốt) trong sản xuất thực phẩm. Qua đây tạo điều kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức.

Áp dụng ISO 22000:2005 vào các cơ sở sản xuất thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời tạo ra sự ổn định trong xã hội. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 giúp các cơ sở sản xuất thực phẩm cải tiến phương pháp làm việc, tuân thủ các yêu cầu pháp luật, giảm bớt nghĩa vụ pháp lý. 

Giấy chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng khách quan về sự chuyên cần xứng đáng dành cho những doanh nghiệp nỗ lực tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn. Có chứng nhận Quốc tế trong tay, doanh nghiệp có thể cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập vào thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapr,...

Chứng nhận ISO 22000 giúp doanh nghiệp nâng cao độ tin cậy đối với khách hàng; giảm bớt tần suất của các hoạt động kiểm tra; tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của các cơ sở sản xuất thực phẩm trên thương trường.

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 22000:2005 PDF

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 có cấu trúc bao gồm 8 điều khoản chính:

  • Lời giới thiệu
  • Điều khoản 1: Phạm vi
  • Điều khoản 2: Tiêu chuẩn trích dẫn
  • Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
  • Điều khoản 4: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Điều khoản 5: Trách nhiệm của lãnh đạo
  • Điều khoản 6: Quản lý nguồn lực
  • Điều khoản 7: Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn
  • Điều khoản 8: Xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Nếu người đọc đang muốn tìm hiểu nội dung chi tiết của tiêu chuẩn ISO 22000:2005, vui lòng để lại thông tin liên hệ cho KNA CERT. Với phương châm "Cùng Doanh nghiệp vươn tầm Quốc tế-Nâng vị thế thương hiệu Quốc gia", KNA CERT sẵn sàng chia sẻ các tài liệu tiêu chuẩn mà Chúng Tôi đang có.

 

4 yếu tố chính của ISO 22000:2005

Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đặt ra bốn yêu tố chính của một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Những yếu tố này có nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm (Food chain) từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, bốn yếu tố chính của tiêu chuẩn này bao gồm:

1. Trao đổi thông tin "tương hỗ" (interactive communication)

Các thông tin "tương hỗ" rất cần thiết để xác định và kiểm soát các mối nguy một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Doanh nghiệp cần trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung ứng về những mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

2. Quản lý hệ thống

ISO thiết lập, vận hành và luôn cập nhật trong bộ khung của một hệ thống quản lý đã được cấu trúc đồng thời thống nhất với toàn bộ hoạt động quản lý chung trong một tổ chức. Điều này giúp tối đa hóa lợi ích cho khách hàng và các bên quan tâm. Tiêu chuẩn quốc tế này được liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 để tăng cường tính tương thích giữa hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.

3. Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite programmes)

Các chương trình tiên quyết - PRPs - là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực "cần và đủ" để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm. Qui định về PRPs có quan hệ chặt chẽ với các qui định về GMP (Thực hành sản xuất tốt), GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), GVP (Thực hành công tác thú ý tốt), GHP (Thực hành vệ sinh tốt), GPP (Thực hành sản xuất tốt), GDP (Thực hành phân phối tốt), GTP (Thực hành trao đổi mua bán tốt)

4. Các nguyên tắc của HACCP

  • Nguyễn tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy hại - Xác định các mối nguy tiềm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
  • Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points) - Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
  • Nguyên tắc 3: Xác lập các ngưỡng tới hạn - Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
  • Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giảm sát các điểm kiểm soát tới hạn - Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
  • Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ.
  • Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.

ISO 22000:2005 hết hiệu lực từ bao giờ?

1. Với doanh nghiệp được chứng nhận ISO 22000:2005 trước ngày 30/06/2018

Đối với các doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trước ngày 30/06/2018 thì giá trị hiệu lực của chứng nhận ISO 22000:2005 vẫn được giữ nguyên cho tới khi hết thời hạn ghi trên chứng chỉ.

Trong thời hạn chứng nhận ISO 22000:2005 còn hiệu lực, doanh nghiệp có thể đăng ký đánh giá chuyển đổi chứng nhận sang phiên bản mới ISO 22000:2018 trong lần đánh giá giám sát, đánh giá chứng nhận lại hoặc đánh giá chuyển đổi riêng.

2. Với doanh nghiệp được chứng nhận ISO 22000:2005 trong thời gian từ ngày 30/06/2018 đến hết ngày 19/06/2021

Đối với các doanh nghiệp đã được chứng nhận ISO 22000:2005 trong khoảng thời gian từ 30/06/2018 đến hết 19/06/2021. Doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 hoặc ISO 22000:2018.

Tuy nhiên, nếu lựa chọn chứng nhận theo phiên bản ISO 22000:2005 trong khoảng thời gian này, giấy chứng nhận ISO 22000:2005 chỉ có thời hạn hiệu lực tối đa đến hết ngày 19/6/2021.

3. Với doanh nghiệp được chứng nhận sau ngày 19/06/2021

Nếu các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận sau ngày 19/6/2021, doanh nghiệp chỉ có thể đăng ký chứng nhận theo phiên bản mới ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sau ngày 19/06/2021 không còn hiệu lực.

Đăng ký ngay

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cũng như thời gian hiệu lực của phiên bản này. Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để nhận tài liệu ISO 22000:2005 PDF miễn phí.

Tin Mới Nhất

Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?

17-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...

12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa

17-12-2024

12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...

Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể

17-12-2024

Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể

Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...

CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt

17-12-2024

CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt

Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...

Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn

17-12-2024

Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn

Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...

Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả

17-12-2024

Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ