Danh mục các quy trình ISO 45001 cần thiết nhất
Trong quá trình áp dụng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001, doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện các quy trình cần thiết theo ISO 45001:2018? Vậy quy trình ISO 45001 nào cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng các quy trình ISO 45001 là gì? Hãy cùng KNA CERT tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Quy trình ISO 45001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS - Occupational Health and Safety Management System), được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO). Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ để tổ chức áp dụng, triển khai, quản lý và cải tiến hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nhằm quản lý rủi ro và cơ hội OH&S.
Quy trình theo ISO 45001 là cách thức xác định nhằm thực hiện một hoạt động hay quá trình nào đó. Để đạt được mục tiêu chung của tổ chức/doanh nghiệp thì việc xây dựng, thiết lập một quy trình phù hợp có ý nghĩa hỗ trợ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống OH&S.
Các quy trình theo ISO 45001:2018
1. Quy trình xác định và đánh giá rủi ro trong ISO 45001
Quy trình xác định và đánh giá rủi ro ISO 45001 là một quá trình hệ thống để xác định, phân tích và đánh giá các yếu tố, hoạt động có thể gây ra tác động tiêu cực đến người lao động. Quy trình này giúp các tổ chức có thể dự đoán trước những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Từ đó, đưa ra các biện pháp khắc phục, quản lý để giảm thiểu tai nạn lao động, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Các bước xây dựng Quy trình đánh giá rủi ro theo ISO 45001 bao gồm:
- Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá rủi ro theo ISO 45001
- Bước 2: Xác định các mối nguy tiềm ẩn về an toàn lao động
- Bước 3: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro và thiết lập biện pháp ứng phó
- Bước 4: Tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro và báo cáo lên lãnh đạo
- Bước 5: Giám sát và quản lý rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp
2. Quy trình chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp trong OHSMS
Quy trình này giúp tổ chức thiết lập và duy trì một hệ thống thực hiện các hành động chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp trong công ty. Nhằm mục đích giảm thiểu tác động của các tình huống khẩn cấp đến môi trường, bao gồm rủi ro và thương tích cho nhân viên, nhà thầu phụ, công chúng và các bên quan tâm khác.
Các bước trong quy trình chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp
- Bước 1: Xác định các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra liên quan đến an toàn, sức khỏe người lao động
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp
- Bước 3: Tổ chức tập huấn
- Bước 4: Kiểm tra và đánh giá
3. Quy trình trao đổi thông tin theo ISO 45001
Quy trình trao đổi thông tin là quá trình truyền đạt, chia sẻ thông tin liên quan đến tiêu chuẩn ISO 45001 giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Quy trình này bao gồm việc gửi, nhận và hiểu thông tin một cách hiệu quả nhằm đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan (nhân viên, ban quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý...) đều nhận được thông tin cần thiết để thực hiện các hoạt động liên quan đến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Quy trình này giúp các vấn đề liên quan đến an toàn lao động có thể được phát hiện và giải quyết ngay từ giai đoạn đầu, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Các bước xây dựng Quy trình trao đổi thông tin bao gồm:
- Bước 1. Thu thập thông tin liên quan
- Bước 2. Xác định đối tượng tiếp nhận thông tin
- Bước 3. Lựa chọn thông tin để truyền đạt
- Bước 4. Xác định loại thông tin cần trao đổi
- Bước 5. Quyết định phương pháp và hình thức trao đổi thông tin
- Bước 6. Định kỳ đánh giá và quyết định tính hiệu lực
4. Quy trình đánh giá nội bộ theo ISO 45001
Đánh giá nội bộ là một hoạt động quan trọng trong hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001. Quy trình đánh giá nội bộ giúp tổ chức tự đánh giá mức độ tuân thủ của mình đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001, xác định các điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải tiến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Quy trình đánh giá nội bộ phải bao gồm tất cả các khía cạnh của việc chuẩn bị và tiến hành đánh giá dựa trên chương trình đánh giá bao gồm: phạm vi, tiêu chí đánh giá, tài liệu tham khảo, định nghĩa, lịch trình đánh giá nội bộ, hiệu suất đánh giá, xem xét của ban quản lý,..
Các bước trong quy trình đánh giá nội bộ theo ISO 45001 bao gồm:
- Bước 1. Chuẩn bị cho đánh giá nội bộ OHSMS
- Bước 2. Lập kế hoạch đánh giá nội bộ OHSMS
- Bước 3. Tiến hành đánh giá nội bộ OHSMS
- Bước 4. Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ OHSMS
- Bước 5. Tiếp tục theo dõi OHSMS
5. Quy trình đào tạo nhận thức và năng lực theo ISO 45001
Quy trình này giúp tổ chức thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả thông qua việc đảm bảo tất cả nhân viên đều được đào tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.
Quy trình này cũng áp dụng cho tất cả nhân viên trong tổ chức hay những người có công việc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Việc áp dụng tốt theo quy trình này có thể giúp người lao động có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc an toàn. Từ đó giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Các bước trong Quy trình đào tạo nhận thức và năng lực cho nhân viên bao gồm:
- Bước 1. Xác định năng lực cần thiết để duy trì OHSMS
- Bước 2. Đào tạo và nâng cao năng lực của nhân viên
- Bước 3. Đánh giá năng lực của nhân viên
- Bước 4. Nhận thức và sự tham gia của người lao động
- Bước 5. Lưu giữ thông tin dạng văn bản
Tầm quan trọng của việc xây dựng các quy trình theo ISO 45001
Việc xây dựng các quy trình theo ISO 45001 là một quá trình đầu tư lâu dài nhưng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Lợi ích doanh nghiệp nhận được khi xây dựng các quy trình theo ISO 45001 bao gồm:
- Bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người lao động: Các quy trình theo ISO 45001 rõ ràng giúp xác định và loại bỏ những mối nguy hiểm tiềm ẩn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn, chấn thương và các bệnh liên quan đến công việc. Khi người lao động cảm thấy an toàn và được bảo vệ thì họ sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn, tinh thần làm việc thoải mái và hiệu quả hơn.
- Cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Việc có quy trình theo tiêu chuẩn ISO 45001 giúp người lao động có thể xác định được những mối nguy có thể xảy ra khi làm việc. Đồng thời, hiểu rõ được yêu cầu của lãnh đạo đã đề ra. Điều này khiến họ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong hệ thống. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
- Thu hút khách hàng và đối tác: Việc áp dụng tốt các quy trình theo ISO 45001 giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả để đạt được chứng nhận ISO 45001. Việc đạt được chứng nhận ISO 45001 giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng và đối tác.
- Tuân thủ pháp luật và các quy định: Việc tuân thủ các quy trình theo ISO 45001 cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn lao động, tránh các hình phạt hành chính và các vụ kiện tụng.
Trên đây là thông tin về các quy trình ISO 45001. Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy trình theo ISO 45001 cũng như lợi ích khi xây dựng quy trình. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về tiêu chuẩn ISO 45001, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Thủy Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Facebook: https://www.facebook.com/KNACertification
- Hotline: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...
Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn
Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...
Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...
HACCP thủy sản là gì? Quy trình xây dựng HACCP cho nhà máy thủy sản
Trong bối cảnh thị trường thủy sản ngày càng cạnh tranh, việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. HACCP là...
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...