Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu? Khi nào cần gia hạn chứng chỉ ISO 9001?
“Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu và khi nào cần gia hạn chứng chỉ ISO 9001?” là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm, nhất là với những doanh nghiệp đang có nhu cầu xây dựng và đạt chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) theo tiêu chuẩn ISO 9001.
VIDEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu?
Chứng chỉ ISO 9001 là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ theo các điều khoản của Tiêu chuẩn ISO 9001. Chứng chỉ ISO 9001 có thời hạn hiệu lực 03 (ba) năm với điều kiện doanh nghiệp hoàn thành các cuộc đánh giá giám sát định kỳ theo quy định.
Tuy nhiên, hiểu một cách sâu xa hơn, thời hạn của chứng chỉ ISO 9001 không chỉ đơn thuần là một con số đếm ngược, mà là một hành trình cam kết và cải tiến. Chứng chỉ ISO 9001 có được từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ và quyết tâm tâm trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
Khoảnh khắc chứng nhận được trao tặng cũng là lúc doanh nghiệp bước sang một thế giới mới sự tối ưu hóa hoạt động quản lý nội bộ. Việc duy trì thời hạn của chứng chỉ không chỉ là việc giữ vững danh hiệu còn thể hiện chiến lược cũng như tầm nhìn dài hạn đúng đắn của doanh nghiệp.
Thời hạn thông thường của chứng chỉ ISO 9001 là 3 năm
Trong suốt giai đoạn chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực, mỗi ngày đều là một cơ hội để doanh nghiệp thấu hiểu sâu hơn về những hạn chế của quy trình, từ đó mở ra cánh cửa cải tiến. Cốt lõi của việc này là tinh thần không ngừng nghỉ trong việc phân tích, đo lường và tối ưu hóa, để từng bước tiến xa hơn trong công cuộc hoàn thiện dây chuyền hoạt động.
Thời hạn 03 (ba) năm của chứng chỉ ISO 9001 là hành trình đồng hành cùng sự liên tục cải tiến, khao khát hoàn thiện, và sự đổi mới không ngừng. Chứng nhận ISO 9001 không chỉ là một dấu mốc đánh dấu sự thành công mà còn là nguồn động viên lớn lao thúc đẩy doanh nghiệp vượt qua những thách thức trong thời đại mới.
>>> Sự khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001
Thời gian đánh giá ISO 9001 là bao lâu?
Tính từ lúc triển khai xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho đến khi được cấp chứng nhận thì thời giao giao động trong khoảng từ 03 đến 06 tháng. Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn có hợp lý hay không, nhân sự chủ chốt tham gia vào quá trình chỉ đạo thực hiện có đủ năng lực không, đội ngũ nhân viên có đoàn kết và quyết tâm hay không,…
Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà thời gain đánh giá sẽ có sự thay đổi :
- Đối với doanh nghiệp nhỏ, lĩnh vực kinh doanh đơn giản thì sẽ mất khoảng từ 3 cho đến 6 tháng
- Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều phòng ban và ĩnh vực phức tạp thì sẽ mất từ từ 6 đến 9 tháng
Còn nếu chỉ tính từ lúc doanh nghiệp nộp đơn đăng ký chứng nhận ISO 9001 với Tổ chức chứng nhận cho tới khi được hoàn thành chứng nhận thì chỉ mất từ 07 đến 10 ngày là doanh nghiệp sẽ có chứng chỉ ISO 9001 trong tay
KNA Cert chứng nhận ISO 9001:2015 cho Công ty cổ phần Xây lắp An Giang
Ngoài ra, thời điểm diễn ra cuộc đánh giá giám sát định kỳ để duy trì hiệu lực của chứng nhận là không quá 12 tháng kể từ cuộc đánh giá gần nhất (Chu ký giám sát có thể là 06 tháng, 09 tháng hoặc 12 tháng), thời gian cụ thể tùy thuộc vào sự thỏa thuận của doanh nghiệp với tổ chức chứng nhận.
>>>> Duy trì ISO 9001:2015 như thế nào? Phương pháp duy trì ISO 9001 hiệu quả
Gia hạn chứng chỉ ISO 9001
Khi nào cần gia hạn chứng chỉ ISO 9001?
Gia hạn chứng chỉ ISO 9001 hay Tái đánh giá chứng nhận ISO 9001 là một quy trình quan trọng để duy trì sự tuân thủ và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp
Như đã trình bày ở trên, chứng chỉ ISO 9001 có thời hạn tối đa 03 (ba) năm. Sau khi chứng nhận ISO 9001 hết hiệu lực, doanh nghiệp cần tiến hành tái đánh giá chứng nhận nếu vẫn muốn sở hữu chứng chỉ ISO 9001.
Ngay sau khi chứng chỉ hết hiệu lực các doanh nghiệp cần phải thực hiện gia hạn
Hướng đẫn gia hạn chứng chỉ ISO 9001
Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về quá trình gia hạn chứng chỉ ISO 9001:
Bước 1: Xác định thời hạn chứng nhận hiện tại
Xác định thời điểm khi chứng nhận ISO 9001 hiện tại sẽ hết hạn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định thời gian cụ thể để bắt đầu quá trình gia hạn.
Bước 2: Liên hệ với tổ chức chứng nhận
Liên hệ với Tổ chức chứng nhận mà doanh nghiệp đã làm việc trong quá chứng nhận ISO 9001 lần đầu. Họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quá trình gia hạn, yêu cầu tài liệu, và thời gian cụ thể cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn Tổ chức chứng nhận mới (nếu muốn).
Bước 3: Xem xét và cập nhật hệ thống quản lý chất lượng
Trước khi bắt đầu quá trình gia hạn, doanh nghiệp cần xem xét lại hệ thống quản lý chất lượng. Kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào trong quy trình hoặc cấu trúc cần được cập nhật hay không.
Bước 4: Thu thập tài liệu
Doanh nghiệp tự động kiểm tra tài liệu cần dùng cho quá trình gia hạn chứng chỉ, bao gồm báo cáo đánh giá, thông tin về hoạt động cải tiến và khắc phục lỗi, cũng như bất kỳ tài liệu nào liên quan đến việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Bước 5: Tái đánh giá chứng nhận ISO 9001
Doanh nghiệp cần đảm bảo buổi tái đánh giá chứng nhận diễn ra theo đúng lịch hẹn với Tổ chức chứng nhận. Tới đây, quá trình đánh giá hai giai đoạn sẽ diễn ra như lần đánh giá đầu tiên. Trông đó bao gồm kiểm tra tài liệu, phỏng vấn nhân viên, và đánh giá trực tiếp những hoạt động quản lý chất lượng được triển khai tạ cơ sở. Nếu trong quá trình tái đánh giá chứng nhận phát hiện điểm không phù hợp, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp khắc phục. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi quy trình, cải thiện hoạt động, hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn.
Bước 6: Gia hạn chứng chỉ ISO 9001
Nếu hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, Tổ chức chứng nhận sẽ gia hạn chứng chỉ ISO 9001 cho doanh nghiệp trong 03 (ba) năm tiếp theo, với điều kiện doanh nghiệp phải tiếp tục hoàn thành các cuộc đánh giá giám sát định kỳ theo quy định.
Cấp chứng nhận ISO 9001 cho Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kỹ thuật 29
Cấp chứng nhận ISO 9001 cho Ban quản lý dự án - Chi nhánh Tổng công ty Điện lực Miền Bắc
>> xem thêm: Chi phí cấp chứng chỉ ISO 9001 trọn gói
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này, người đọc đã trả lời được câu hỏi “Chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong bao lâu và khi nào cần gia hạn chứng chỉ ISO 9001”. Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu sở hữu chứng chỉ ISO 9001 hoặc gia hạn chứng nhận ISO 9001, vui lòng liên hệ với ISO KNA theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.
Tin Mới Nhất

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...

Ngành Nhựa: Tiềm năng phát triển & Bài toán xanh hóa
Ngành Nhựa Việt Nam đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường liên tục mở rộng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất công nghiệp và bao bì. Dù đối mặt...

Lợi ích từ giảm phát thải khí nhà kính với Tài chính - Xã hội - Môi trường
Việc giảm phát thải khí nhà kính không chỉ giúp hạn chế biến đổi khí hậu mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng về tài chính, xã hội và môi trường. Khi chính quyền địa phương, doanh nghiệp...