Ngành tôm Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang Mỹ
Mỹ tiếp tục được đánh giá là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Đây cũng là thị trường duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương trong 4 tháng liên tiếp năm 2023.
Ngành tôm Việt Nam năm 2023 tăng trưởng dương 4 tháng liên tiếp
Mỹ được coi là thị trường có xu hướng tích cực về nhập khẩu tôm từ Việt Nam khi tiếp tục tăng trưởng dương trong tháng 10/2023 – đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp tăng trưởng dương. Cụ thể, theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 10/2023, Mỹ nhập khẩu 76.369 tấn tôm, tăng 9% so cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023. Mỹ nhập khẩu 651.907 tấn tôm, trị giá 5.4 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 20% về giá trị so cùng kỳ năm trước (715.638 tấn và 6,7 tỷ USD).
Hiện nay, sản lượng tôm ở Mỹ sản xuất chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tiêu dùng, 90% còn lại phải nhập khẩu. Vì vậy, thị trưởng Mỹ được coi là một trong những thị trưởng còn rất nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam có thể khai thác. Tuy nhiên, để có thể thuận lợi xuất khẩu tôm qua thị trường lớn này cần phải đạt đầy đủ các chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra. Một số tiêu chuẩn Quốc tế phổ biến các doanh nghiệp trong ngành tôm có thể áp dụng bao gồm: HACCP, ISO 22000, FSSC 22000, BRC FOOD, IFS FOOD, GlobalGAP, …
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất tôm Việt Nam
Nhận định về thị trưởng Mỹ trong tháng cuối năm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng thị trường Mỹ đã có dấu hiệu cải thiện nhu cầu tiêu dùng, tỷ lệ tồn kho sản phẩm của công ty tại các nhà phân phối bán lẻ ở Mỹ đã giảm về mức trung bình, cùng với đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tiếp tục được cải thiện. Những yếu tố này cùng với thời điểm mùa lễ hội cuối năm có thể kích thích các doanh nghiệp tại đây gia tăng tích trữ hàng tồn kho trở lại sẽ là cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung.
Bên cạnh những khởi sắc mở ra cơ hội hồi phục cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, hiện cũng có nhiều thách thức doanh nghiệp phải vượt qua. Trong đó, Mỹ áp dụng rất nhiều chính sách bảo hộ phi thuế quan. Hàng hóa của Việt Nam, trong đó có thủy sản chưa tiếp cận đến kênh khách hàng cuối củng, chủ yếu phân phối qua trung gian hoặc hệ thống bán lẻ của nhóm châu Á. Vấn đề Logistics vận chuyển cũng khiến sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam bị giảm sút. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp nên áp dụng Chương trình Đối tác Hải quan - Thương mại chống khủng bố (C-TPAT) do Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) chủ trì. Sở hữu chứng nhận C-TPAT sẽ giúp doanh nghiệp chứng minh sự an toàn, minh bạch của chuỗi cung ứng.
Một thông tin không vui tại thị trường Mỹ, là mới đây Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA), một tổ chức đại diện cho quyền lợi của ngành khai thác tôm tự nhiên và chế biến tôm của Mỹ, đã nộp đơn đề nghị áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador và Indonesia, và thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) gần đây đã quyết định duy trì thuế chống bán phá giá đối với tôm từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam trong đợt rà soát 5 năm vừa qua - một động thái được ASPA ủng hộ. Tuy nhiên, Hiệp hội cho biết tôm nhập khẩu vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành tôm nội địa của Mỹ.
VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp nên tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm bởi Mỹ có phổ phân khúc sản phẩm theo giá thành rất rộng do mức độ chênh lệch thu nhập trong các tầng lớp dân cư, nhu cầu tiêu dùng cả hàng cao cấp lẫn bình dân. Doanh nghiệp nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng hàng giá rẻ.
KNA CERT đồng hành cùng doanh nghiệp ngành tôm trên hành trình xuất khẩu
Với phương châm:
“Cùng doanh nghiệp vươn tầm Quốc tế
Nâng vị thế thương hiệu Quốc gia”
KNA CERT cung cấp các dịch vụ chứng nhận theo các tiêu chuẩn Quốc tế cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm nói chung và ngành tôm nói riêng. Các chương trình và dịch vụ của KNA CERT được thiết kế để đáp ứng mức độ hiệu suất cao nhất trong bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, đạo đức, an toàn và chất lượng sản phẩm.
Tham khảo một số khách hàng tiêu biểu hoạt động trong ngành tôm của Chúng Tôi:
- Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung
- Công ty CP Chế biến Thủy sản Trung Sơn
- Công ty Cổ phần Thủy sản Năm Sao
- Công ty CP Thực phẩm TASHUN
- Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên
- Chi nhánh Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam
- …
Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ nói riêng và sang các thị trường Quốc tế khác nói chung, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.
Tin Mới Nhất

Mục đích của ISO 9001: Cốt lõi của hệ thống quản lý chất lượng
Tìm hiểu mục đích của ISO 9001 theo tổ chức ISO: vì sao tiêu chuẩn này được xây dựng và vai trò thực sự trong quản lý chất lượng.

Workshop "Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”
Thứ Sáu – Ngày 25/04/2025 (⏰ Từ 9:00–11:30 sáng), KNA CERT tổ chức Hội thảo trực tuyến Miễn phí với chủ đề “Lương và chính sách chế độ cho người lao động theo tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội”

EU siết chặt quy định với nông sản tươi nhập khẩu
Liên minh Châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nông sản nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ...

Vai trò của phát triển xanh trong kỷ nguyên mới
Trong kỷ nguyên mới, phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một giải pháp bảo vệ môi trường mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây là mô...

Ngành gỗ và bài toán thay đổi để thích ứng thị trường
Dù phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại từ các thị trường đối tác, ngành gỗ Việt Nam vẫn đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ khi nhu cầu đồ nội thất gỗ trên thế giới tiếp...

ESG: Chìa khóa phát triển bền vững hay hiệu ứng phong trào?
Trong suốt thập kỷ qua, ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) đã trở thành một chủ đề nóng trên toàn cầu. Nhiều người xem đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển...