Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Phân biệt Global GAP và HACCP - So sánh hai tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng phổ biến cho các ngành thực phẩm như: chế biến, sản xuất thực phẩm. Global GAP thường được áp dụng cho sản phẩm tươi. Vậy tiêu chuẩn HACCP và Global GAP là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng KNA CERT phân biệt Global GAP và HACCP để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Global GAP và HACCP là gì? 

1. Sơ lược về HACCP

HACCP là viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, dịch sang tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. HACCP là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các tiêu chuẩn được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX đề xuất. Tiêu chuẩn HACCP Codex 2020 được Uỷ ban Codex chính thức ban hành ngày 23/11/2020, mang số hiệu CXC 1-1969 Rev.5-2020. 

Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ để xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn tại các điểm cụ thể trong quy trình. Nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn bằng cách xác định và kiểm soát chúng tại các điểm quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Việc áp dụng HACCP không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong ngành thực phẩm.

2. Sơ lược về Global GAP

Global GAP là viết tắt của Global Good Agricultural Practice nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Toàn cầu. Đây là một bộ tiêu chuẩn trang trại được quốc tế chấp nhận và được công nhận tại hơn 100 quốc gia và bởi Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI). Global GAP cung cấp hướng dẫn về các hoạt động sản xuất bền vững, phúc lợi động vật và sức khỏe và an toàn của người lao động. Global GAP tập trung vào quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên như đất và nước, kiểm soát việc sử dụng phân bón. 

Việc áp dụng Global GAP giúp các nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu về thực phẩm bền vững, chất lượng cao và cho phép các nhà bán lẻ và người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm chất lượng với sự tự tin. Đồng thời cải thiện hiệu suất kinh doanh dài hạn bằng cách thúc đẩy hiệu quả và giảm thiểu chất thải.

Nhận ngay khóa học tiêu chuẩnMIỄN PHÍ

Phân biệt Global GAP và HACCP

1. Sự khác nhau giữa Global GAP và HACCP

Tiêu chí

Global GAP 

HACCP

Cơ quan ban hành

Tổ chức FoodPLUS GmbH Cologne, Đức

Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX

Phạm vi

Áp dụng chủ yếu cho nông nghiệp, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, và thu hoạch.

Áp dụng cho mọi lĩnh vực trong ngành chế biến thực phẩm, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và tiêu thụ

Mục đích

Tập trung vào việc đảm bảo các thực hành nông nghiệp tốt, an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, và bảo vệ sức khỏe người lao động trong toàn bộ quá trình sản xuất nông sản.

Tập trung vào việc nhận diện, đánh giá và kiểm soát các mối nguy sinh học, hóa học, và vật lý có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Phương pháp tiếp cận

Tiêu chuẩn Global GAP nhấn mạnh phương pháp giám sát và kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, và phúc lợi người lao động. 

Tiêu chuẩn HACCP nhấn mạnh phương pháp phân tích và kiểm soát rủi ro cụ thể trong quy trình sản xuất thực phẩm.

Tiêu chí đánh giá 

Đánh giá dựa trên việc quản lý sản xuất nông sản một cách bền vững, bao gồm các yếu tố như môi trường, sức khỏe và an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, và quản lý hóa chất. .

Đánh giá dựa trên việc kiểm soát các mối nguy trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là các mối nguy sinh học, hóa học, và vật lý. Cũng như xác định, giám sát và kiểm soát các Điểm kiểm soát quan trọng (CCP) trong suốt quá trình chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Yêu cầu của tiêu chuẩn 

Tiêu chuẩn Global GAP yêu cầu các tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn về thực hành sản xuất tốt. Tiêu chuẩn này cung cấp một bộ khung hướng dẫn để các tổ chức tuân theo nhằm đảm bảo họ luôn đáp ứng việc sản xuất nông sản an toàn, bền vững từ đầu chuỗi cung ứng (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) đến tay người tiêu dùng. 

Tiêu chuẩn HACCP yêu cầu tổ chức phải tuân theo các điều kiện pháp lý, quy định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ để xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn tại các điểm cụ thể trong quy trình. Nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn.

Hiệu lực chứng nhận 

Chứng nhận Global GAP có hiệu lực là 1 năm. Các doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá tái chứng nhận hàng năm để duy trì chứng chỉ. Cũng như đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu của Global GAP. 

Chứng nhận HACCP có hiệu lực là 3 năm. Tuy nhiên, trong 3 năm đó, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá thường niên để đảm bảo chất lượng của hệ thống và duy trì chứng chỉ. 

2. Điểm tương đồng giữa Global GAP và HACCP

  • Cả Global GAP và HACCP đều hướng đến việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thông qua việc đảm bảo an toàn thực phẩm. 
  • Cả Global GAP và HACCP đều yêu cầu việc quản lý mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
  • Cả Global GAP và HACCP đều yêu cầu các cơ sở sản xuất thực phẩm và các đơn vị liên quan phải tuân thủ các quy định vệ sinh và an toàn lao động. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người lao động.
  • Global GAP và HACCP đều yêu cầu các cơ sở sản xuất thực phẩm phải có quy trình giám sát chặt chẽ và ghi chép đầy đủ các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất.
  • Cả hai hệ thống đều yêu cầu có hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo rằng các sản phẩm có thể được kiểm tra từ giai đoạn sản xuất đến tay người tiêu dùng.
  • Global GAP và HACCP đều yêu cầu đào tạo nhân viên để đảm bảo họ hiểu và tuân thủ các quy trình an toàn thực phẩm.
Tư vấn từ chuyên gia

Có HACCP cần Global GAP không?

Doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn HACCP có cần đạt thêm Global GAP hay không còn tùy thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như các yêu cầu cụ thể của thị trường mục tiêu.

Nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện chế biến và không trực tiếp sản xuất nguyên liệu nông sản thì việc đạt Global GAP là không bắt buộc. Vì Global GAP chủ yếu dành cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp từ đầu nguồn. Tuy nhiên trong một số thị trường quốc tế, đặc biệt là các nước có yêu cầu cao về nguồn gốc nông sản, khách hàng có thể yêu cầu các nhà cung cấp phải đạt thêm chứng nhận Global GAP. Điều này giúp đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp đạt chuẩn từ khâu sản xuất nông nghiệp đến chế biến cuối cùng. 

Tóm lại, một doanh nghiệp có cả HACCP và Global GAP sẽ đạt được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng, đối tác và người tiêu dùng. Sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đảm bảo từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến. Giúp tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, đặc biệt là các thị trường quốc tế có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Global GAP và HACCP. Hy vọng rằng bài viết này của Intercert Việt Nam đã giúp quý độc giả phân biệt Global GAP và HACCP. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về hai tiêu chuẩn trên, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.

  • Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.  
  • Điện thoại0968.038.122
  • Emailsalesmanager@knacert.com

Tin Mới Nhất

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

29-11-2024

Thư Mời tham gia Hội thảo “Chứng nhận UN Marking: Chìa khóa cho Bao bì An toàn và Tuân thủ Quốc tế”

Hàng hóa Việt Nam thuộc các ngành khác nhau hiện đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. T

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

28-11-2024

Chứng nhận BIS theo chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ mới nhất

Giấy chứng nhận của Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà sản xuất cả trong và ngoài nước để hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường Ấn Độ. Hãy...

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

27-11-2024

Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) là gì? Các Chương trình chứng nhận BIS phổ biến

Chứng nhận BIS đề cập đến quá trình lấy chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng từ Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (BIS) để sản xuất và bán nhiều sản phẩm khác nhau tại Ấn Độ. Các chương trình chứng nhận...

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

22-11-2024

ISO 59000: Chuỗi tiêu chuẩn mới về Kinh tế tuần hoàn

Vào ngày 22/05/2024, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố một nhóm tiêu chuẩn mới để hướng dẫn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, đó là nhóm tiêu chuẩn ISO 59000. Các...

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

21-11-2024

Bảng hỏi kiểm định HACCP là gì? Chi tiết các câu hỏi

Bảng hỏi kiểm định HACCP là một công cụ quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ và hiệu quả của hệ thống HACCP trong một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Vậy bảng hỏi kiểm định HACCP là...

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

21-11-2024

Bảng mô tả sản phẩm HACCP - Những thông tin chính

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảng mô tả sản phẩm HACCP là một tài liệu không thể thiếu. Đây là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm và đảm bảo...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ