Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động tại Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái

Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 22/4/2024, đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa dây chuyền nghiền đá ở Nhà máy xi măng thuộc Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố động cơ điện của máy nghiền đã dẫn đến tai nạn cho các công nhân đang trực tiếp thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa.

Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng

Nỗ lực khắc phục hậu quả

Sau khi tai nạn xảy ra, các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái và Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ các gia đình có các nạn nhân xấu số và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước mức độ nghiêm trọng của vụ việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái để kịp thời khắc phục hậu quả và có biện pháp ngăn chặn các vụ tai nạn tương tự.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái tới thăm hỏi, động viên bệnh nhân và gia đình có người thương vong.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Yên Bái khẩn trương tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân tử vong và làm các thủ tục liên quan đến nạn nhân tử vong; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các nạn nhân bị thương. Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tương tự.

Cần siết chặt kỷ luật lao động

Theo nhận định, vụ việc xảy ra tại Nhà máy xi măng thuộc Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái là vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều công nhân tử vong, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gây đau thương, mất mát với nhiều gia đình.

Các cơ quan chức năng phải tiến hành làm rõ việc khởi động máy, bảo dưỡng, sửa chữa có đúng quy trình, quy định về an toàn lao động hay không? Việc chấp hành nghiêm nội quy, kỷ luật lao động của những người tham gia đã đúng chưa? Trách nhiệm trong công tác quản lý và vận hành dây truyền máy móc thiết bị thuộc về ai?

Vụ việc đau lòng nêu trên không chỉ là lời cảnh tỉnh đối với doanh nghiệp và người lao động mà còn lộ ra nhiều “lỗ hổng” về kỷ luật, quy định an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa sự cố tai nạn từ cả hai phía.

Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động- Thương binh Xã hội) năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động. Trong đó có 662 vụ tai nạn lao động chết người với 699 người. Số người bị thương nặng do tai nạn lao động là 1.720 người.

Có một điều có thể khẳng định, để ngăn ngừa tai nạn lao động, bên cạnh các quy định của pháp luật, mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chú trọng các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường kiểm soát nguy cơ, rủi ro và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động theo quy định. Bên cạnh đó, mỗi người lao động cần tích cực, chủ động thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động.

Hậu quả của việc vi phạm an toàn lao động là vô cùng to lớn cho bản thân người lao động, gia đình, đơn vị, doanh nghiệp và cả cộng đồng xã hội. Vì thế, hãy nâng cao ý thức, hành động trong bất cứ thời khắc nào để những người ở lại không phải nói hai từ "giá như".

Tư vấn từ chuyên gia

KNA CERT cung cấp Dịch vụ Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Tai nạn lao động không chỉ gây tổn thất về sức khỏe, tính mạng của người lao động mà còn ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động. Việc huấn luyện ATVSLĐ giúp nâng cao nhận thức, kỹ năng và hành vi an toàn cho người lao động, góp phần hạn chế và ngăn ngừa các vụ tai nạn lao động.

Hiểu được tầm quan trọng của ATVSLĐ, KNA CERT tự hào cung cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ uy tín, chất lượng, được chỉ định bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, tâm huyết, KNA CERT cam kết mang đến cho khách hàng:

  • Nội dung huấn luyện bài bản, cập nhật theo quy định mới nhất của pháp luật.
  • Phương pháp giảng dạy hiện đại, sinh động, giúp người học dễ tiếp thu.
  • Giáo trình huấn luyện được biên soạn khoa học, đầy đủ nội dung.
  • Chứng chỉ huấn luyện ATVSLĐ hợp lệ, có giá trị pháp lý trên toàn quốc.

KNA CERT cung cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ trọn gói cho tất cả 6 nhóm đối tượng theo quy định của Nghị định 44/2016/NĐ-CP, bao gồm:

  • Nhóm 1: Người làm công tác quản lý.
  • Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Nhóm 3: Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
  • Nhóm 4: Người không thuộc các nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5 trong 6
  • Nhóm 5: Người làm công tác y tế
  • Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên
Đăng ký ngay

Liên hệ ngay với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com  để được tư vấn miễn phí về dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ!

Tin Mới Nhất

Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?

17-12-2024

Tiêu chuẩn HACCP đặt ra những yêu cầu gì?

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không gây hại cho...

12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa

17-12-2024

12 bước xây dựng hệ thống HACCP cho sản phẩm sữa

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất sữa, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn...

Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể

17-12-2024

Hướng dẫn áp dụng HACCP bếp ăn tập thể

Bếp ăn tập thể có công suất hoạt động rất lớn và lượng thức ăn cung cấp ra tất nhiều. Do vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất được quan tâm. Việc áp dụng HACCP...

CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt

17-12-2024

CCP & CP & PRP là gì trong HACCP? Mối liên hệ và Cách phân biệt

Trong quá trình xây dựng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), doanh nghiệp sẽ bắt gặp các thuật ngữ CCP, CP, PRP. Vậy CCP CP PRP là gì trong HACCP? Mối quan hệ...

Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn

17-12-2024

Mối tương quan HACCP & GMP & SSOP là gì? Phân biệt 3 tiêu chuẩn

Ba tiêu chuẩn HACCP, GMP và SSOP là những công cụ quan trọng, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mối tương quan...

Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả

17-12-2024

Quy trình HACCP với 7 bước thực hiện hiệu quả

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm và đồ uống. Để đảm bảo...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ