Cùng doanh nghiệp vươn tầm quốc tế
nâng vị thế thương hiệu
quốc gia

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Công nghiệp điện tử: Lĩnh vực sản xuất then chốt của Việt Nam

"Công nghiệp điện tử là lĩnh vực sản xuất then chốt của Việt Nam" - Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo giao thương “Áp dụng công nghệ mới tăng cường xúc tiến thương mại giữa Ấn Độ và các nước Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS*).

Công nghiệp điện tử là lĩnh vực sản xuất then chốt

Ngày 21/02/2022 đã diễn ra Hội thảo giao thương “Áp dụng công nghệ mới tăng cường xúc tiến thương mại giữa Ấn Độ và các nước Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS) do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan liên quan tổ chức. Tại buổi Hội thảo, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương khẳng định: "Công nghiệp điện tử là lĩnh vực sản xuất then chốt của Việt Nam".

Ông Lê Hoàng Tài cho biết: Tại Việt Nam, công nghiệp điện tử hiện chiếm 17,8% tỷ trọng toàn ngành công nghiệp và tác động lan toả mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp điện tử chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học, xuất khẩu đến nhiều quốc gia và tham gia ngày một sâu vào chuỗi cung ứng Toàn cầu.

Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam được cải thiện theo hướng tích cực, trong đó tăng tỷ trọng nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành phẩm. “Trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu xây dựng công nghiệp điện tử là ngành chủ lực, tạo cơ sở cho các ngành khác phát triển”, ông Lê Hoàng Tài nói.

Tháng 1/2022, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học của Việt Nam giảm 5,0% so cùng kỳ năm trước, theo lý giải của Ngân hàng Thế giới, chủ yếu là bởi nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu giảm, dẫn đến sản xuất chững lại. Mặt khác, tại thời điểm đầu tháng 1/2022, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 1,7% so cùng kỳ năm trước cũng là nguyên nhân khiến sản xuất trong lĩnh vực này giảm. Nhưng về cơ bản đây vẫn là ngành chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn ngành công nghiệp của Việt Nam.

Sản xuất phương tiện và phụ tùng vận tải cũng là ngành công nghiệp quan trọng không kém so với ngành điện tử. Những năm qua, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này tăng liên tục, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Thị trường Việt Nam hiện có nhiều hãng ô tô lớn trên thế giới như Honda, Toyota… kéo theo nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống nhà cung ứng linh kiện, phụ tùng nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Năng lực công nghệ của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã được tăng cường đáng kể với việc sử dụng công nghệ thiết bị của các nước EU, Nhật Bản và quan tâm áp dụng công cụ quản lý tiên tiến.

Tổng quan cho thấy, công nghệ thông tin là ngành kinh tế lớn của Việt Nam. Dịch Covid-19 làm điêu đứng hoạt động của nhiều ngành nghề nhưng riêng lĩnh vực công nghệ thông tin trở thành điểm sáng có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp to lớn vào phát triển GDP của cả nước.

Việt Nam đã có tên trên bản đồ công nghệ thông tin Thế giới, là một trong những nước mạnh về công nghệ thông tin trong khu vực. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ nhất về dịch vụ phần mềm trong trong số 6 nước phát triển mạnh nhất khu vực Asean. Nhiều tập đoàn nổi tiếng Thế giới chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nội địa của Việt Nam cũng không kém cạnh, đã vươn tầm Thế giới như Viettel, FPT.

Thiết bị y tế, công nghệ sản xuất dược phẩm của Việt Nam cũng là điểm sáng. Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và đồng hành với nhà khoa học đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm có tính ứng dụng cao mang lại lợi ích về sức khoẻ cho người dân và lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, đất nước. Dù vậy, ông Lê Hoàng Tài cũng, cho rằng: Doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực trên cần được tăng cường năng lực mạnh mẽ hơn nữa, để có thể đáp ứng nhu cầu chất lượng hàng hoá ngày một cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu và tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng Toàn cầu.

Hội thảo là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam, Ấn Độ và doanh nghiệp của các nước GMS khác trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu của nhau, tăng cường hợp tác cùng khai thác hiệu quả lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã ký kết.

Tại sự kiện, Tiến sỹ Shyam Vasudev Rao – Chủ tịch FICCI cũng, chia sẻ: Sự kiện được thực hiện với kỳ vọng của ADB nhằm tạo sự phát triển bao trùm cho các quốc gia GMS, trong đó có Việt Nam. Các sự kiện tương tự được tổ chức trong những năm qua từ sáng kiến của ADB cũng hướng tới mục tiêu mở rộng thương mại, tạo lập thị trường cho doanh nghiệp của các quốc gia.

* Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng (tiếng Anh: Greater Mekong Subregion, viết tắt là GMS) là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.

Tư vấn từ chuyên gia

Ngành điện tử cần đổi mới và bắt kịp xu thế thị trường

Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển đổi số và đ​​ổi mới của các doanh nghiệp sản xuất trên toàn cầu ngày càng rõ nét. Trước nguy cơ lạc hậu do sự phát triển vượt bậc của công nghiệp 4.0 buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp công nghiệp điện tử nói riêng phải phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo. Nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên sẵn có không còn là lợi thế quyết định. Do vậy, thời gian tới công nghiệp điện tử Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện công cuộc cải cách số hóa, đây được xem là giải pháp quan trọng giúp ngành công nghiệp điện tử vượt qua những khó khăn, thách thức để thích ứng và tiến bước phát triển trong bối cảnh mới.

Theo các nghiên cứu được công bố, thiết bị điện tử trong công nghiệp sẽ có mức tăng trưởng cao. Chính vì vậy, ngành công nghiệp điện tử cần có sự chuẩn bị đầy đủ các hành trang nhằm bắt kịp xu hướng Toàn cầu. Trong đó, cần quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về phát thải môi trường, trách nhiệm xã hội, bởi nó có tác động lớn tới tương lai phát triển của ngành.

KNA CERT sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp ngành điện tử

KNA CERT là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực triển khai các tiêu chuẩn Quốc tế phổ biến cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử như:

Đăng ký ngay

Quý Doanh Nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin chi tiết về các tiêu chuẩn trên.

 

Tin Mới Nhất

Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa

08-01-2025

Hướng dẫn xây dựng chương trình ISO 22000 cho sản phẩm sữa

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được sử dụng nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm trong đó có sản phẩm sữa. Việc xây dựng chương trình ISO...

Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh

08-01-2025

Mục tiêu của ISO 22000 về đảm bảo ATTP và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Với các mục tiêu rõ ràng như đảm bảo chất lượng, giảm thiểu rủi ro và cải tiến liên tục, ISO 22000 đã trở thành chuẩn mực không thể thiếu trong hành trình hướng đến sự bền vững và phát...

FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp

08-01-2025

FQA: Giải đáp các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng trong ngành thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Trong bài viết này, hãy cùng KNA CERT trả lời các...

Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất

08-01-2025

Các bước tiến hành xây dựng ISO 22000 hiệu quả nhất

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các bước xây dựng cụ thể và chi tiết....

Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp

08-01-2025

Tìm hiểu các loại chi phí đánh giá ISO 22000 cho doanh nghiệp

ISO 22000 được thiết lập để giúp các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Để đạt được chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần trải qua một quá...

ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000

08-01-2025

ISO 22000 có liên quan về nhân sự không? Tuyển dụng nhân viên ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Trong quá trình xây dựng hệ thống này, nhân sự đóng...

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
TẢI BẢNG GIÁ