Lịch sử hình thành ISO 14000 & Lịch sử ISO 14001
Đã bao giờ bạn tự hỏi hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000 nói chung và tiêu chuẩn ISO 14001 nói riêng về quản lý môi trường được hình thành và phát triển như thế nào hay chưa? Hãy đọc bài viết sau của KNA CERT để tìm hiểu Lịch sử hình thành ISO 14000 và Lịch sử ISO 14001.
Lịch sử hình thành ISO 14000
ISO 14000 là một hệ thống gồm nhiều tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý môi trường. Được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO), chuỗi các tiêu chuẩn này được thiết kế để giúp các tổ chức xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. ISO 14000 đặt ra các yêu cầu về các khía cạnh khác nhau của quản lý môi trường, từ khai thác tài nguyên tự nhiên đến xử lý chất thải và giảm ô nhiễm.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 xuất hiện chủ yếu từ kết quả của vòng đàm phán Uruguay của GATT (General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch) và Hội nghị thượng đỉnh Rio về Môi trường được tổ chức năm 1992. Trong khi GATT tập trung về sự cần thiết phải giảm các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại thì Hội nghị thượng định Rio đã tạo ra một khung quy định để bảo vệ môi trường trên toàn Thế giới. Đã có nhiều tổ chức đã phát triển các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực về lĩnh vực môi trường, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng đối với bảo vệ môi trường, như:
- Viện tiêu chuẩn Anh xây dựng tiêu chuẩn BS 7750
- Hiệp hội Tiêu chuẩn Canada đã quản lý môi trường, kiểm toán, dán nhãn sinh thái và phát triển các tiêu chuẩn khác
- Liên minh Châu Âu có tất cả những tiêu chuẩn này kết hợp bới quản lý sinh thái và kiểm toán các chương trình dán nhãn
Sau khi hệ thống ISO 9000 về quản lý chất lượng được chấp nhận nhanh chóng cùng với sự gia tăng các tiêu chuẩn môi trường trên khắp Thế giới. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã đánh giá sự cần thiết của tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý môi trường. Tổ chức ISO đã thành lập Nhóm Cố vấn Chiến lược về Môi truồng (SAGE) vào năm 1991, để xem xét các tiêu chuẩn nhằm:
- Thúc đẩy một cách tiếp cận chung để quản lý môi trường tương tự như quản lý chất lượng
- Nâng cao khả năng của các tổ chức để đạt được và đo lường những cải thiện về hiệu suất môi trường
- Tạo thuận lợi thương mại và dỡ bỏ các rào cản thương mại
Năm 1992, các khuyến nghị của SAGE đã tạo ra một ủy ban kỹ thuật ISO mới, TC 207, cho tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường. Ủy ban và các tiểu ban của nó bao gồm đại diện từ ngành công nghiệp, tổ chức tiêu chuẩn, chính phủ và tổ chức môi trường từ nhiều quốc gia. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996. Chúng được thiết kế bao gồm:
- Hệ thống quản lý môi trường
- Kiểm toán môi trường
- Đánh giá hiệu suất môi trường
- Dán nhãn môi trường
- Đánh giá vòng đời
- Khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm
ISO 14000 là một chuỗi tiêu chuẩn quan trọng trong việc quản lý môi trường. Lịch sử hình thành ISO 14000 bắt đầu từ nỗ lực mở rộng hệ thống quản lý để bao gồm quản lý môi trường. Qua các giai đoạn phát triển, chuỗi tiêu chuẩn ISO 14000 đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các tổ chức xác định, kiểm soát và cải thiện tác động môi trường của hoạt động kinh doanh.
Với sự phát triển của ISO 14000, nhiều tiêu chuẩn đã được công bố và áp dụng. ISO 14001 là tiêu chuẩn quản lý môi trường đầu tiên trong chuỗi này, đặt ra các yêu cầu cơ bản cho hệ thống quản lý môi trường. Nó tập trung vào việc xác định các khía cạnh môi trường quan trọng, thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu, và thực hiện các biện pháp để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu.
Ngoài ISO 14001, các tiêu chuẩn khác trong chuỗi ISO 14000 như ISO 14004, ISO 14006, ISO 14015 và ISO 14020 đến ISO 14025 cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho việc triển khai và tuân thủ quản lý môi trường. Các tiêu chuẩn này bao gồm hướng dẫn về hệ thống quản lý môi trường, thiết kế vòng đời sản phẩm, đánh giá tác động môi trường và cung cấp thông tin môi trường cho người tiêu dùng.
Lịch sử ISO 14001 – Tiêu chuẩn nổi bật nhất trong hệ thống ISO 14000
BS 7750 đã đặt nền móng cho phiên bản đầu tiên của ISO 14001 được xuất bản năm 1996. Tiêu chuẩn ISO 14001 ban đầu đặt ra một số yêu cầu tối thiểu dựa trên các chính sách và mục tiêu môi trường mà tổ chức cần xác định. Phần lớn trọng tâm là kiểm soát ô nhiễm và quản lý các tác động tiêu cực đến môi trường. Phiên bản tiếp theo của Tiêu chuẩn 14001 đã tìm cách cải thiện các yêu cầu cơ bản và bao gồm nhiều tiêu chí hơn về các yêu cầu tuân thủ. Ngoài ra, các tổ chức phải phân biệt giữa các khía cạnh mà họ ảnh hưởng trực tiếp và những khía cạnh mà họ có thể ảnh hưởng.
Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm cách tiếp cận dựa trên rủi ro và cho phép ưu tiên các rủi ro và cơ hội liên quan đến tổ chức. Khi kết hợp với các yêu cầu tối thiểu, chẳng hạn như Tuân thủ pháp luật và các cam kết như ngăn ngừa ô nhiễm, tổ chức sẽ hướng tới việc phát triển một kế hoạch hành động và chiến lược môi trường toàn diện hơn.
Tiêu chuẩn ISO 14001 có tầm quan trọng Toàn cầu và được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng. Nó không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật môi trường mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và tăng cường quản lý môi trường trong các tổ chức. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 mang lại lợi ích cho cả tổ chức và môi trường, từ cải thiện danh tiếng và tăng cường hiệu suất đến giảm thiểu rủi ro và ô nhiễm.
Trong tương lai, ISO 14001 sẽ tiếp tục được cải tiến và phát triển để đáp ứng các thách thức môi trường ngày càng nghiêm ngặt và thúc đẩy sự bền vững toàn cầu. Việc áp dụng tiêu chuẩn này không chỉ là một trách nhiệm của tổ chức, mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Sự nhận thức về vấn đề môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đã lan rộng và tiếp tục gia tăng. Việc tuân thủ và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 không chỉ giúp xây dựng một tương lai bền vững cho các tổ chức, mà còn góp phần vào sự bảo vệ và bảo tồn môi trường cho thế hệ tương lai.
Trên đây là thông tin về Lịch sử hình thành ISO 14000 và ISO 14001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để biết thêm thông tin về các tiêu chuẩn thuộc hệ thống ISO 14000.
Tin Mới Nhất
Các cấp trong HACCP là gì? Vai trò của cấp bậc trong doanh nghiệp thực phẩm
HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Để áp dụng thành công hệ thống HACCP thì doanh nghiệp cần phân chia rõ ràng các cấp...
Hướng dẫn trình tự xây dựng HACCP - Lấy ví dụ cho HACCP
Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng thành công HACCP không phải là dễ dàng đối với nhiều doanh...
Hướng dẫn các bước rửa tay đúng HACCP
Nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất thực phẩm không rửa tay đúng cách là một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm bị ô nhiễm, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cả về chi phí...
Doanh nghiệp có HACCP thì có cần HALAL không?
Tiêu chuẩn HALAL là một tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến, đặc biệt là với những thị trường có nhiều người Hồi Giáo sinh sống. Ngoài tiêu chuẩn này thì HACCP cũng là một tiêu chuẩn về an toàn thực...
Tiêu chuẩn HACCP có phải là ORGANIC không?
Cả hai tiêu chuẩn HACCP và ORGANIC đều là những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thắc mắc liệu rằng “HACCP có phải là ORGANIC không?’’ và chúng khác...
Làm ISO 22000 có cần làm HACCP không? Tích hợp ISO 22000 và HACCP
Cả hai tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều là những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời sau tiêu chuẩn HACCP và lấy các nguyên...