Mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP
Các hệ thống quản lý như HACCP, ISO 22000 và FSSC 22000 được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Mặc dù những hệ thống này có chung mục tiêu là đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng cũng có những điểm khác biệt chính có thể ảnh hưởng đến lựa chọn của bạn khi triển khai một trong những tiêu chuẩn trên. Hãy cùng KNA CERT tìm hiểu mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP.
Giới thiệu về HACCP, ISO 22000, FSSC 22000
1. HACCP là gì?
Tiêu chuẩn HACCP là viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Point”, nghĩa tiếng việt là “Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn”. Tiêu chuẩn HACCP Codex 2020 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, được Uỷ ban Codex chính thức ban hành ngày 23/11/2020, mang số hiệu CXC 1-1969 Rev.5-2020.
Tiêu chuẩn này nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm. HACCP được xây dựng dựa trên bảy nguyên tắc cơ bản, mỗi nguyên tắc đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống an toàn thực phẩm hiệu quả. Dưới đây là 7 nguyên tắc của HACCP:
- Phân tích mối nguy
- Xác định các điểm kiểm soát tới hạn
- Thiết lập giới hạn tới hạn
- Thiết lập hệ thống giám sát
- Thiết lập các hành động khắc phục
- Thiết lập quy trình xác nhận.
- Thiết lập hồ sơ và tài liệu
Việc áp dụng HACCP không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong ngành thực phẩm.
2. ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này được thành lập vào năm 2005, bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn được ban hành vào năm 2018 và có tên gọi là ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên việc kết hợp các nguyên tắc của HACCP và sự tương thích với các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Điều này khiến ISO 22000 là tiêu chuẩn lý tưởng để triển khai một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách toàn diện.
Tiêu chuẩn ISO 22000 áp dụng cho các tổ chức ở mọi quy mô tham gia vào bất kỳ khía cạnh nào của chuỗi cung ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm các thành phần chính để đảm bảo an toàn thực phẩm như: giao tiếp tương tác, quản lý hệ thống, triển khai các chương trình tiên quyết và việc xem xét và cải tiến liên tục hệ thống. Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 giúp doanh nghiệp thúc đẩy cải tiến liên tục trong các quy trình và hiệu suất. Đồng thời giúp nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
3. FSSC 22000 là gì?
Tiêu chuẩn FSSC 22000 (Food Safety System Certification 22000) là một hệ thống chứng nhận về quản lý an toàn thực phẩm được phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm trên toàn cầu. FSSC 22000 đưa ra các tiêu chí bổ sung để hỗ trợ các tổ chức giảm thiểu rủi ro trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm gian lận thực phẩm, phòng vệ thực phẩm, an toàn thực phẩm, văn hóa chất lượng, kiểm soát chất lượng, quản lý chất gây dị ứng và các sáng kiến giám sát môi trường.
FSSC 22000 đặt ra các yêu cầu để phát triển, triển khai và vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yêu cầu của FSSC 22000 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn hiện hành ISO 22000:2018, các chương trình tiên quyết có liên quan (PRP), thông số kỹ thuật và các yêu cầu bổ sung của FSSC.
Kể từ tháng 2 năm 2010, FSSC 22000 đã được GFSI (Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu) công nhận. Từ tháng 3 năm 2021 FSSC 22000 đã được xác nhận là một phạm vi phụ của Thỏa thuận công nhận đa phương của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF MLA). Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn là FSSC 22000 v6. Phiên bản này được FSSC Foundation công bố vào tháng 4 năm 2023. Các cuộc đánh giá chứng nhận đối với FSSC 22000 v5.1 chỉ được phép thực hiện đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2024. Khi doanh nghiệp có chứng nhận FSSC 22000 v5.1 sẽ phải tiến hành nâng cấp nên FSSC 22000 v6. Thời hạn tiến hành nâng cấp từ ngày 1 tháng 4 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Khác nhau giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP
Tiêu chí |
HACCP |
ISO 22000 |
FSSC 22000 |
Cơ quan ban hành |
Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế CODEX |
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) |
Được phát triển bởi quỹ FSSC ( Quỹ chứng nhận an toàn thực phẩm) |
Năm ban hành |
Năm 1990, HACCP được Codex Alimentarius của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) công nhận. Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ban hành năm 2020 mang số hiệu CXC 1-1969 Rev.5-2020 |
Được ban hành vào năm 2005. Hiện tại ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất được ban hành năm 2018. |
FSSC 22000 đã được GFSI (Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu) công nhận vào năm 2010. FSSC 22000 v6 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn. |
Mục đích |
Phân tích và kiểm soát mối nguy trong chế biến thực phẩm. |
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện trong chuỗi cung ứng. |
Quản lý toàn diện an toàn thực phẩm kết hợp với PRP và các yêu cầu bổ sung. |
Sự công nhận của GFSI |
HACCP không được GFSI tự động công nhận. |
ISO 22000 không được GFSI tự động công nhận. |
Được Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu công nhận, đặt ra chuẩn mực về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu. |
Tiêu chí đánh giá |
Đánh giá dựa trên các nguyên tắc của HACCP, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các CCP. |
Đánh giá dựa trên việc xác định, phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn theo HACCP. Đồng thời, dựa trên việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO. |
Đánh giá dựa trên việc kết hợp tiêu chuẩn ISO 22000 các chương trình tiên quyết có liên quan (PRP), thông số kỹ thuật và các yêu cầu bổ sung của FSSC. |
Yêu cầu tiêu chuẩn |
Tiêu chuẩn HACCP yêu cầu tổ chức phải tuân theo các điều kiện pháp lý, quy định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ để xác định và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn tại các điểm cụ thể trong quy trình. Nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ các mối nguy tiềm ẩn |
Tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu các tổ chức phân tích và kiểm soát mối nguy (theo HACCP), cùng với các yêu cầu về cải tiến liên tục và quản lý tài liệu. Tiêu chuẩn này không yêu cầu các điều kiện tiên quyết (PRP) chi tiết mà chỉ yêu cầu tổ chức phải xây dựng và thực hiện các chương trình PRP cơ bản phù hợp với loại hình và quy mô của doanh nghiệp. |
FSSC 22000 được xây dựng dựa trên ISO 22000, nhưng có thêm các yêu cầu bổ sung nghiêm ngặt và chi tiết hơn về các chương trình điều kiện tiên quyết (PRP). Đặc biệt là PRP theo từng ngành, cũng như các yêu cầu bổ sung về an ninh thực phẩm và phòng chống gian lận. |
Mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP
Cả 3 tiêu chuẩn FSSC 22000, ISO 22000 và HACCP đều cùng hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thông qua việc kiểm soát mối nguy. Và cả 3 tiêu chuẩn này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Có thể nói, HACCP là nền tảng cốt lõi của ISO 22000 và FSSC 22000. HACCP giúp các doanh nghiệp xác định các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý có khả năng gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời yêu cầu thực hiện các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, HACCP không phải là hệ thống quản lý toàn diện mà chủ yếu là tập trung phân tích mối nguy.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng trên các nguyên tắc HACCP. Tiêu chuẩn này được phát triển thành một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện. ISO 22000 không chỉ yêu cầu tổ chức kiểm soát các mối nguy tại các điểm tới hạn mà còn xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) nhằm cải tiến liên tục. Nhờ cấu trúc linh hoạt và tích hợp các yêu cầu quản lý như quản lý tài liệu, đánh giá nội bộ và cải tiến liên tục, ISO 22000 có thể dễ dàng kết hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001 (quản lý chất lượng) và ISO 14001 (quản lý môi trường). Điều này giúp các tổ chức tạo ra một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoàn chỉnh, phù hợp cho các doanh nghiệp mong muốn triển khai kiểm soát mối nguy ở mức toàn diện và dễ dàng đáp ứng yêu cầu thị trường.
FSSC 22000 là một tiêu chuẩn mở rộng của ISO 22000, được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe hơn. FSSC 22000 sử dụng ISO 22000 làm nền tảng, nhưng bổ sung các chương trình điều kiện tiên quyết (PRP) theo từng ngành cụ thể và các yêu cầu bổ sung về an ninh thực phẩm và phòng chống gian lận thực phẩm. Những yêu cầu này giúp FSSC 22000 đạt được sự công nhận từ GFSI (Global Food Safety Initiative) - một trong những tổ chức uy tín toàn cầu về an toàn thực phẩm. Với các yêu cầu bổ sung, FSSC 22000 đảm bảo rằng không chỉ quá trình sản xuất thực phẩm mà cả các điều kiện xung quanh như cơ sở vật chất, môi trường làm việc và an ninh chuỗi cung ứng cũng được kiểm soát nghiêm ngặt. Điều này làm cho FSSC 22000 trở thành một tiêu chuẩn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
Như vậy, HACCP là công cụ cơ bản về kiểm soát mối nguy, ISO 22000 phát triển HACCP thành một hệ thống quản lý toàn diện dễ tích hợp, và FSSC 22000 là sự mở rộng của ISO 22000 với các yêu cầu bổ sung nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn thực phẩm ở mức độ cao nhất và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Doanh nghiệp nên lựa chọn áp dụng FSSC 22000, ISO 22000 hay HACCP?
Cả ba tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000 và FSSC 22000 đều là những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy thường có rất nhiều thắc mắc rằng "Doanh nghiệp nên lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn nào trong 3 tiêu chuẩn trên". Để có thể chọn tiêu chuẩn phù hợp doanh nghiệp cần cân nhắc quy mô, nhu cầu về quản lý an toàn thực phẩm cũng như định hướng phát triển của mình. Vì mỗi tiêu chuẩn đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Chẳng hạn, HACCP là lựa chọn phù hợp nhất cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhà hàng, quán ăn với nhu cầu kiểm soát an toàn thực phẩm ở mức cơ bản. Vì tiêu chuẩn HACCP có chi phí thấp và dễ triển khai. Tuy nhiên tiêu chuẩn này không bao quát hết hệ thống quản lý tổng thể như các tiêu chuẩn khác. Nên nếu doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các yêu cầu an toàn cơ bản, HACCP là lựa chọn tối ưu.
Còn ISO 22000 là lựa chọn thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện hơn. Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và duy trì hệ thống quản lý từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, giúp kiểm soát rủi ro an toàn thực phẩm hiệu quả hơn HACCP. ISO 22000 cũng dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001, giúp tối ưu hóa quy trình hoạt động. Doanh nghiệp có thể lựa chọn ISO 22000 nếu muốn xây dựng nền tảng quản lý an toàn thực phẩm chuyên nghiệp, vẫn dễ dàng xuất khẩu hàng hóa mà không nhất thiết cần công nhận quốc tế từ GFSI.
FSSC 22000 có thể nói là tiêu chuẩn đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với hai tiêu chuẩn trên, phù hợp với các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có định hướng mở rộng xuất khẩu sang những thị trường quốc tế khó tính. Đây là tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm được công nhận bởi GFSI, đòi hỏi sự kết hợp giữa ISO 22000 và các chương trình tiên quyết (PRP) dành riêng cho từng ngành công nghiệp. FSSC 22000 giúp doanh nghiệp đạt được sự tin cậy từ các đối tác quốc tế và đảm bảo rằng quy trình sản xuất đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm toàn cầu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này có chi phí và yêu cầu quản lý phức tạp hơn, phù hợp với doanh nghiệp có đủ nguồn lực và mong muốn đạt được uy tín toàn cầu.
Tóm lại, doanh nghiệp nên chọn HACCP nếu cần kiểm soát an toàn thực phẩm cơ bản với chi phí thấp. Chọn ISO 22000 nếu muốn một hệ thống quản lý chuyên nghiệp và toàn diện hơn. Và chọn FSSC 22000 nếu nhắm đến thị trường quốc tế và yêu cầu chứng nhận toàn cầu. Việc lựa chọn đúng tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao uy tín và đạt được sự tin tưởng từ khách hàng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP. Hy vọng rằng bài viết này của KNA CERT đã giúp quý độc giả hiểu được mối liên quan giữa FSSC 22000 và ISO 22000 và HACCP. Nếu doanh nghiệp đang có thắc mắc về hai tiêu chuẩn trên, hãy liên hệ ngay với KNA CERT để được giải đáp.
- Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0968.038.122
- Email: salesmanager@knacert.com
Tin Mới Nhất
So sánh HACCP và ISO 22000 - Tương đồng & Khác biệt ở đâu?
Hai tiêu chuẩn nổi bật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay là HACCP và ISO 22000. Mặc dù đều có mục đích chung là quản lý an toàn thực phẩm nhưng chúng lại có những điểm tương...
Danh mục Bộ tài liệu HACCP chi tiết & đầy đủ nhất
Trong bối cảnh các yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần phải áp dụng hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm của mình...
Lưu đồ HACCP là gì? Ký hiệu lưu đồ HACCP & Ứng dụng lưu đồ trong HACCP
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ mọi bước của quy trình sản xuất thực phẩm được giám sát tỉ mỉ theo HACCP là...
[HACCP Audit Checklist] Checklist đánh giá HACCP kiểm tra sự tuân thủ
Áp dụng tốt tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nâng cao uy tín và có được lòng tin của khách hàng và đối tác. Để tuân thủ tốt các yêu...